Chế độ TTY (Máy đánh chữ)......................................................... 139
Hỗ trợ và pháp lý......................................................................140
Ứng dụng Hỗ trợ............................................................................140
Mẹo dành cho Xperia™................................................................. 140
Trợ giúp trong menu và ứng dụng................................................. 140
Chạy mục kiểm tra chẩn đoán trên thiết bị của bạn.......................140
5
Khởi động lại, đặt lại và sửa chữa................................................. 141
Giúp chúng tôi cải thiện phần mềm................................................142
Sử dụng thiết bị trong điều kiện ẩm và bụi.....................................142
Bảo hành, SAR và hướng dẫn sử dụng.........................................143
Tái chế thiết bị của bạn..................................................................143
Thông tin pháp lý............................................................................144
6
Bắt đầu
Giới thiệu về Hướng dẫn sử dụng này
Đây là Hướng dẫn sử dụng Xperia™ M5 Dual cho phiên bản phần mềm Android™
6.0. Nếu bạn không biết chắc thiết bị của mình đang chạy phiên bản phần mềm nào
thì bạn có thể kiểm tra trong menu Cài đặt.
Bản cập nhật ứng dụng và hệ thống có thể trình bày các tính năng trong thiết bị của bạn theo
cách khác với cách được mô tả trong Hướng dẫn sử dụng này. Phiên bản Android™ có thể
không bị ảnh hưởng trong bản cập nhật. Để biết thêm thông tin về các bản cập nhật phần
mềm, hãy xem Cách cập nhật thiết bị trên trang 39.
Cách kiểm tra phiên bản phần mềm hiện thời của thiết bị
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Phiên bản Android™.
Cách tìm số mẫu và tên thiết bị của bạn
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn
2Tìm và nhấn
Tên và số mẫu của thiết bị được hiển thị.
.
Hạn chế đối với dịch vụ và tính năng
Một số dịch vụ và tính năng mô tả trong Hướng dẫn sử dụng này có thể không được
hỗ trợ tại tất cả quốc gia hoặc vùng, hoặc bởi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ hoặc
mạng. Số khẩn cấp quốc tế GSM luôn có thể được sử dụng ở tất cả các quốc gia, khu
vực, mạng và bởi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ, với điều kiện thiết bị được kết nối
với mạng di động. Vui lòng liên hệ với nhà khai thác mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ
của bạn để xác định tính khả dụng của bất cứ dịch vụ hoặc tính năng cụ thể nào và
liệu có áp dụng thêm phí truy cập hoặc phí sử dụng hay không.
Việc sử dụng các tính năng và ứng dụng nhất định được mô tả trong hướng dẫn này
có thể yêu cầu truy cập Internet. Bạn có thể phải trả phí kết nối dữ liệu khi kết nối
Internet với thiết bị. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ không dây để biết thêm thông
tin.
Thiết bị Xperia™ của Sony chạy trên nền tảng Android™ do Google™ phát triển. Hiện
có một loạt các ứng dụng và dịch vụ Google™ trên thiết bị của bạn khi bạn mua máy,
ví dụ, Gmail™, Google Maps™, YouTube™ và ứng dụng Play Store™, giúp bạn truy
cập cửa hàng trực tuyến Google Play™ để tải về các ứng dụng Android™. Để khai
thác tối đa các dịch vụ này, bạn cần có một tài khoản Google™. Ví dụ: tài khoản
Google™ cho phép bạn thực hiện tất cả các hoạt động sau:
•Tải về và cài đặt các ứng dụng từ Google Play™.
•Đồng bộ hóa email, danh bạ và lịch bằng Gmail™.
•Trò truyện video với bạn bè bằng ứng dụng Hangouts™.
•Đồng bộ hóa lịch sử duyệt web và các dấu trang bằng trình duyệt web Google
Chrome™.
•Nhận dạng bản thân bạn là người dùng có thẩm quyền sau khi sửa chữa phần mềm
bằng Xperia™ Companion.
•Tìm, khóa hoặc xóa từ xa một thiết bị đã bị mất, bị đánh cắp bằng các dịch vụ my
Xperia™ hoặc Trình quản lý Thiết bị Android™.
Để biết thêm thông tin về Android™ và Google™, truy cập http://support.google.com.
Điều quan trọng là bạn phải nhớ tên người dùng và mật khẩu tài khoản Google™ của mình.
Trong một số tình huống, có thể bạn cần phải xác nhận bản thân mình vì lý do bảo mật bằng tài
khoản Google™ của bạn. Nếu bạn không cung cấp được tên người dùng và mật khẩu tài
khoản Google™ của mình trong các tình huống như vậy, thiết bị của bạn sẽ bị khóa. Ngoài ra,
nếu bạn có nhiều hơn một tài khoản Google™, hãy đảm bảo nhập đúng chi tiết cho tài khoản
liên quan đó.
Cách thiết lập tài khoản Google™ trên thiết bị
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Đồng bộ hóa tài khoản > Thêm tài khoản >
Google.
3Làm theo hướng dẫn đăng ký để tạo một tài khoản Google™ hoặc đăng nhập
nếu bạn đã có tài khoản.
Bạn cũng có thể tạo tài khoản Google bằng hướng dẫn thiết lập khi lần đầu bạn khởi động
thiết bị hoặc sau này mới truy cập mạng và tạo tài khoản tại www.google.com/accounts.
Cách xóa tài khoản Google™
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Nhấn vào Cài đặt > Đồng bộ hóa tài khoản > Google.
3Chọn tài khoản Google™ mà bạn muốn xóa.
4Nhấn vào
> Xóa tài khoản.
5Nhấn vào Xóa tài khoản lần nữa để xác nhận.
Nếu bạn xóa tài khoản Google™, bất cứ tính năng bảo mật nào được liên kết với tài khoản
Google™ đó sẽ không còn khả dụng nữa.
Nếu bạn cho người khác mượn thiết bị để sử dụng trong thời gian dài, bạn nên xóa tài khoản
Google™ của mình khỏi thiết bị.
Thiết bị của bạn có một số tùy chọn bảo mật, bạn nên sử dụng các tùy chọn này
phòng trường hợp thiết bị bị mất hoặc đánh cắp.
Dưới đây là các tùy chọn này:
•Đặt khóa màn hình an toàn trên thiết bị của bạn bằng mã PIN, mật khẩu hoặc hình
mở khóa để không cho bất cứ ai truy cập hoặc đặt lại thiết bị của bạn. Để biết thêm
thông tin, hãy xem Khóa màn hình trên trang 12.
•Thêm tài khoản Google™ để không cho người khác sử dụng thiết bị của bạn nếu thiết
bị bị đánh cắp hoặc xóa sạch. Để biết thêm thông tin, hãy xem Tại sao tôi cần tàikhoản Google™? trên trang 11.
•Kích hoạt “Bảo vệ bởi my Xperia” hoặc dịch vụ web Trình quản lý thiết bị Android™.
Khi sử dụng một trong các dịch vụ này, bạn có thể định vị, khóa hoặc xóa từ xa thiết bị
đã bị mất. Để biết thêm thông tin, hãy xem Tìm thiết bị bị mất trên trang 19 .
Đang xác nhận quyền sở hữu thiết bị
Một số tính năng bảo vệ nhất định yêu cầu bạn mở khóa màn hình bằng mã PIN, mật
khẩu, hình hoặc nhập thông tin tài khoản Google™ của bạn. Dưới đây là ví dụ về các
tính năng bảo vệ và một số thông tin xác thực bắt buộc:
Bảo vệ chống
Thiết lập lại dữ
liệu ban đầu
Bảo vệ bởi my
Xperia
Bạn phải mở khóa màn hình trước khi được phép tiến hành Thiết lập
lại dữ liệu ban đầu.
Nếu bạn cài lại thiết bị của mình từ xa bằng dịch vụ này, bạn phải
nhập vào tên người dùng và mật khẩu của tài khoản Google™ được
liên kết với dịch vụ. Thiết bị phải được kết nối Internet trước khi có
thể hoàn tất quá trình cài đặt. Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng
thiết bị của mình sau khi cài lại.
Trình quản lý
thiết bị Android™
Nếu bạn cài lại thiết bị của mình từ xa bằng dịch vụ này, bạn phải
nhập vào tên người dùng và mật khẩu của tài khoản Google™. Thiết
bị phải được kết nối Internet trước khi có thể hoàn tất quá trình cài
đặt. Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng thiết bị của mình sau khi
cài lại.
Sửa chữa phần
mềm
Nếu bạn dùng phần mềm Xperia™ Companion để thực hiện sửa
chữa phần mềm, bạn sẽ được yêu cầu nhập tên người dùng và mật
khẩu của tài khoản Google™ khi bạn khởi động thiết bị sau khi hoàn
tất sửa chữa.
Đối với Trình quản lý Thiết bị Android™, sẽ cần phải nhập thông tin từ một tài khoản Google™.
Đó có thể là bất kỳ tài khoản Google™ nào mà bạn đã thiết lập trên thiết bị với tư cách là chủ
sở hữu. Nếu không thể cung cấp thông tin tài khoản thích hợp trong quá trình cài đặt, bạn sẽ
hoàn toàn không thể sử dụng thiết bị.
Khóa màn hình
Hiện có một số tùy chọn khóa màn hình. Mức độ bảo mật của từng loại khóa được liệt
kê theo thứ tự từ yếu nhất tới mạnh nhất.
•Vuốt: không bảo vệ, nhưng bạn có thể truy cập nhanh vào Màn hình chủ.
•Hình: vẽ hình đơn giản bằng ngón tay để mở khóa thiết bị.
•PIN: nhập mã PIN có ít nhất bốn chữ số để mở khóa thiết bị.
•Mật khẩu: nhập mật khẩu gồm chữ và số để mở khóa thiết bị.
Điều quan trọng là bạn phải nhớ hình, PIN hoặc mật khẩu mở khóa màn hình. Nếu bạn quên
thông tin này, có thể sẽ không phục hồi được các dữ liệu quan trọng như danh bạ và tin nhắn.
Nếu bạn đã thiết lập tài khoản Microsoft® Exchange ActiveSync® (EAS) trên thiết bị Xperia™
của mình, cài đặt bảo mật EAS có thể giới hạn loại màn hình khóa xuống chỉ còn mã PIN hay
mật khẩu. Điều này xảy ra khi quản trị viên mạng của bạn chỉ định một kiểu khóa màn hình cho
tất cả các tài khoản EAS vì lý do bảo mật. Hãy liên hệ với quản trị viên mạng của công ty hoặc
tổ chức của bạn để xem thử các chính sách bảo mật mạng nào được thực hiện cho các thiết
bị di động.
Cách thay đổi loại khóa màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình.
3Làm theo các hướng dẫn trên thiết bị.
Cách tạo hình khóa màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình >
Mẫu.
3Làm theo các hướng dẫn trên thiết bị.
Nếu bạn nhập hình mở khóa không chính xác năm lần liền một lúc, bạn phải đợi 30 giây trước
khi thử lại.
Cách thay đổi hình mở khóa màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình.
3Vẽ hình mở khóa màn hình của bạn.
4Nhấn Mẫu và làm theo hướng dẫn trên thiết bị.
Cách tạo mã PIN khóa màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình > Mã
PIN.
3Nhập số PIN, sau đó nhấn Tiếp tục.
4Nhập lại và xác nhận số PIN, sau đó nhấn OK.
Cách tạo mật khẩu khóa màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình > Mật
khẩu.
3Nhập mật khẩu, sau đó nhấn Tiếp tục.
4Nhập lại và xác nhận mật khẩu của bạn, sau đó nhấn OK.
Cách kích hoạt chức năng Vuốt mở khóa
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa màn hình.
3Vẽ hình mở khóa màn hình hoặc nhập PIN hay mật khẩu của bạn tùy theo việc
bạn đã bật kiểu khóa màn hình nào.
4Nhấn vào Vuốt rồi nhấn vào Có, xóa.
Đặt lại khóa màn hình đã quên
Nếu bạn quên mã PIN, mật khẩu hoặc hình mẫu khóa màn hình, bạn có thể đặt lại
bằng cách sử dụng dịch vụ Bảo vệ bằng Xperia của tôi. Không có nội dung nào trên
thiết bị của bạn bị mất khau khi bạn tiến hành đặt lại khóa màn hình bằng dịch vụ này.
Để kích hoạt dịch vụ Bảo vệ bằng Xperia của tôi, hãy xem Tìm thiết bị bị mất trên
trang 19.
Cách đặt lại khóa màn hình bằng dịch vụ Bảo vệ bằng Xperia của tôi
1Đảm bảo bạn biết tên người dùng và mật khẩu tài khoản Google™ của bạn và
bạn đã bật dịch vụ Bảo vệ bằng my Xperia trên thiết bị của bạn.
2Truy cập myxperia.sonymobile.com bằng cách sử dụng bất kỳ thiết bị nào kết
nối với Internet.
3Đăng nhập bằng chính tài khoản Google™ mà bạn đã thiết lập trên thiết bị.
4Nhấp vào ảnh của thiết bị dưới Thiết bị của bạn.
5Chọn Bảo vệ hoặc Thay đổi mã PIN2 để thay thế khóa màn hình hiện tại bằng
mã PIN mới.
6Làm theo hướng dẫn trên màn hình do dịch vụ Bảo vệ bằng my Xperia cung
cấp.
Tùy theo cài đặt bảo mật của bạn, thiết bị của bạn có thể khóa sau khi đặt lại khóa màn hình.
Sau đó, bạn cần nhập tên người dùng và mật khẩu Google™ để sử dụng thiết bị.
Tự động mở khóa thiết bị
Tính năng Khóa thông minh có thể không khả dụng tại mọi thị trường, quốc gia và khu vực.
Tính năng Khóa thông minh giúp cho việc mở khóa thiết bị của bạn trở nên dễ dàng
hơn qua việc cho phép bạn đặt tự động mở khóa trong các tình huống nhất định. Bạn
có thể duy trì mở khóa thiết bị của mình, ví dụ, khi kết nối với thiết bị Bluetooth® hoặc
khi bạn thiết bị theo mình.
Bạn có thể đặt Khóa thông minh để duy trì trạng thái mở khóa của thiết bị bằng các
cài đặt sau:
•Khuôn mặt tin cậy: Mở khóa thiết bị bằng cách nhìn vào nó.
•Giọng nói tin cậy: Thiết lập nhận dạng giọng nói để tìm kiếm trong màn hình bất kỳ.
•Các thiết bị đáng tin cậy: Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi thiết bị Bluetooth®
hoặc thiết bị NFC đáng tin cậy được kết nối.
•Địa điểm đáng tin cậy: Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi bạn ở địa điểm đáng
tin cậy.
•Phát hiện mang trên người: Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi bạn mang theo
thiết bị bên mình.
Bạn phải mở khóa thiết bị theo cách thủ công khi không dùng thiết bị trong 4 giờ và
sau khi khởi động lại thiết bị.
Tính năng Khóa thông minh được Google™ phát triển và các chức năng cụ thể có thể thay đổi
qua thời gian bởi các cập nhật từ Google™.
Cách bật tính năng Khóa thông minh
1Đặt một kiểu, mã PIN hoặc mật khẩu làm khóa màn hình nếu bạn chưa làm
như vậy.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào
.
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Đại lý đáng tin cậy.
4Nhấn vào thanh trượt Khóa thông minh (Google) để bật chức năng này.
5Nhấn vào mũi tên lùi cạnh Đại lý đáng tin cậy.
6Tìm và nhấn Khóa thông minh.
7Nhập hình mở khóa, mã PIN hoặc mật khẩu. Bạn cần phải nhập khóa màn hình
này bất kể lúc nào bạn muốn thay đổi cài đặt Khóa thông minh của mình.
8Chọn loại Khóa thông minh.
Cài đặt thời điểm thiết bị tự động duy trì trạng thái mở khóa
Bạn có thể đặt Khóa thông minh để duy trì trạng thái mở khóa của thiết bị bằng các
cài đặt sau:
•Các thiết bị đáng tin cậy — Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi thiết bị
Bluetooth® đáng tin cậy được kết nối.
•Địa điểm đáng tin cậy — Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi bạn ở địa điểm
đáng tin cậy.
•Phát hiện mang trên người — Duy trì thiết bị ở trạng thái mở khóa khi bạn mang
•Khuôn mặt tin cậy — Mở khóa điện thoại bằng cách nhìn vào điện thoại.
•Giọng nói tin cậy — Thiết lập nhận dạng giọng nói để tìm kiếm trong màn hình bất
kỳ.
Bạn phải mở khóa thiết bị theo cách thủ công khi không dùng thiết bị trong 4 giờ và
sau khi khởi động lại thiết bị.
Kết nối với thiết bị Bluetooth® đáng tin cậy
Bạn có thể chỉ định một thiết bị Bluetooth® đã kết nối làm thiết bị đáng tin cậy và giữ
cho thiết bị Xperia™ của bạn luôn mở khóa khi được kết nối với thiết bị này. Vì vậy,
nếu bạn có thiết bị Bluetooth® mà bạn thường xuyên kết nối, ví dụ: loa ô tô hoặc hệ
thống giải trí gia đình, đồng hồ đeo tay Bluetooth® hoặc thiết bị theo dõi tập thể dục,
bạn có thể thêm chúng làm các thiết bị đáng tin cậy và bỏ qua tính năng bảo mật bổ
sung của màn hình khóa để tiết kiệm thời gian. Tính năng này phù hợp nếu bạn
thường ở một nơi tương đối an toàn khi bạn sử dụng các thiết bị này. Trong một số
trường hợp, bạn có thể vẫn cần phải mở khóa thiết bị theo cách thủ công trước khi có
thể kết nối thiết bị đáng tin cậy.
Bạn không nên thêm các thiết bị được kết nối liên tục với thiết bị của mình làm thiết bị đáng tin
cậy, ví dụ: bàn phím hoặc ốp lưng Bluetooth®.
Ngay khi thiết bị Bluetooth® đáng tin cậy bị tắt hoặc ra khỏi phạm vi, màn hình của bạn sẽ
khóa và bạn cần nhập mã PIN, hình hoặc mật khẩu để mở khóa màn hình.
Cách thêm thiết bị Bluetooth® đáng tin cậy
1Đảm bảo thiết bị của bạn đã ghép nối và kết nối với thiết bị Bluetooth® mà bạn
muốn thêm là thiết bị đáng tin cậy.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh >
Thêm thiết bị đáng tin cậy > Bluetooth.
3Nhấn vào tên thiết bị để chọn thiết bị từ danh sách các thiết bị đã kết nối. Chỉ
các thiết bị đã ghép nối mới xuất hiện trong danh sách này.
4Tùy thuộc vào độ bảo mật kết nối của bạn, bạn có thể cần phải mở khóa thủ
công thiết bị của mình trước khi thiết bị đáng tin cậy có thể duy trì mở khóa.
Cách xóa thiết bị Bluetooth® đáng tin cậy
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh > Các
thiết bị đáng tin cậy.
3Nhấn vào thiết bị mà bạn muốn xóa.
4Nhấn Xóa thiết bị đáng tin cậy.
Đảm bảo bạn được an toàn khi sử dụng thiết bị đáng tin cậy
Các thiết bị Bluetooth® khác nhau hỗ trợ các tiêu chuẩn Bluetooth® và khả năng bảo
mật khác nhau. Có khả năng người nào đó duy trì mở khóa thiết bị Xperia™ của bạn
bằng cách giả mạo kết nối Bluetooth® của bạn, kể cả khi thiết bị đáng tin cậy của bạn
không còn ở gần đó nữa. Thiết bị của bạn không phải lúc nào cũng có khả năng xác
định liệu kết nối của bạn có an toàn trước những người cố gắng giả mạo hay không.
Khi thiết bị không thể xác định được bạn có đang sử dụng kết nối an toàn hay không,
bạn sẽ nhận được thông báo trên thiết bị Xperia™ và có thể phải mở khóa thủ công
trước khi thiết bị đáng tin cậy có thể duy trì mở khóa cho thiết bị của bạn.
Phạm vi kết nối Bluetooth® có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như kiểu máy của thiết bị,
thiết bị Bluetooth® được kết nối và môi trường của bạn. Tùy thuộc vào các yếu tố này, kết nối
Bluetooth® có thể hoạt động ở khoảng cách lên tới 100 mét.
Kết nối với địa điểm đáng tin cậy
Khi tính năng Địa điểm đáng tin cậy được thiết lập, bảo mật màn hình khóa trên thiết
bị Xperia™ của bạn sẽ bị tắt khi bạn ở một địa điểm đáng tin cậy đã chỉ định. Để tính
năng này hoạt động, bạn phải có kết nối Internet (tốt nhất là Wi-Fi) và cho phép thiết
bị sử dụng địa điểm hiện tại của mình.
Để thiết lập địa điểm đáng tin cậy, trước tiên hãy đảm bảo rằng thiết bị của bạn đã bật
chế độ địa điểm có độ chính xác cao hoặc chế độ địa điểm tiết kiệm pin trước khi bạn
thêm địa điểm nhà hoặc địa điểm tùy chỉnh.
Kích thước chính xác của địa điểm đáng tin cậy chỉ mang tính ước lượng và có thể vượt ra
khỏi các bức tường thực trong nhà bạn hoặc khu vực khác mà bạn đã thêm là địa điểm đáng
tin cậy. Tính năng này có thể duy trì mở khóa thiết bị của bạn trong phạm vi bán kính lên tới 80
mét. Ngoài ra, hãy chú ý rằng các tín hiệu địa điểm có thể bị sao chép hoặc làm giả. Người nào
đó có khả năng truy cập vào thiết bị chuyên dụng có thể mở khóa thiết bị của bạn.
Cách thêm địa điểm nhà riêng
1Đảm bảo bật Dịch vụ định vị và bạn đang sử dụng cài đặt chế độ Địa điểm Độ
chính xác cao hoặc Tiết kiệm pin.
2Từ Màn hình chính, nhấn .
3Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh > Địa
điểm đáng tin cậy > Màn hình chủ.
4Nhấn vào Bật địa điểm này.
Cách sửa địa điểm nhà riêng của bạn
1Đảm bảo bật Dịch vụ định vị và bạn đang sử dụng cài đặtĐộ chính xác cao
hoặc Tiết kiệm pin.
2Từ Màn hình chính, nhấn
.
3Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh > Địa
điểm đáng tin cậy.
4Chọn địa điểm nhà riêng của bạn.
5Nhấn Sửa.
6Trong thanh tìm kiếm, nhập địa điểm mà bạn muốn sử dụng làm địa điểm nhà
riêng của mình.
Nếu các nhà khác dùng chung địa chỉ phố của bạn, bạn có thể thêm địa điểm thực của nhà
mình trong quần thể tòa nhà làm địa điểm tùy chỉnh.
Cách xóa địa điểm nhà riêng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Vị trí, sau đó nhấn vào thanh trượt để bật dịch vụ
định vị.
3Nhấn vào Chế độ, rồi chọn cài đặt chế độ Địa điểm Độ chính xác cao hoặc
Tiết kiệm pin.
4Từ Màn hình chính, nhấn vào
.
5Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh >
Địa điểm đáng tin cậy > Màn hình chủ.
6Nhấn vào Tắt địa điểm này.
Sử dụng địa điểm tùy chỉnh
Bạn có thể thêm bất kỳ địa điểm nào làm địa điểm đáng tin cậy, tùy chỉnh để thiết bị
của bạn có thể duy trì mở khóa.
Cách thêm địa điểm tùy chỉnh
1Đảm bảo đã bật chế độ địa điểm và bạn đang sử dụng cài đặt Độ chính xác
cao hoặc Tiết kiệm pin.
2Từ Màn hình chính, nhấn
3Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh > Địa
điểm đáng tin cậy.
4Nhấn vào Thêm địa điểm đáng tin cậy.
5Để sử dụng địa điểm hiện tại làm địa điểm đáng tin cậy, tùy chỉnh, hãy nhấn
Chọn địa điểm này.
6Ngoài ra, để nhập một địa điểm khác, hãy nhấn vào biểu tượng kính lúp và
nhập địa chỉ. Thiết bị sẽ tìm kiếm địa điểm đã nhập. Để sử dụng địa chỉ gợi ý,
nhấn vào địa chỉ.
7Để tinh chỉnh địa điểm, nhấn vào mũi tên lùi gần địa chỉ, kéo ghim địa điểm tới
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Vị trí, sau đó nhấn vào thanh trượt để bật dịch vụ
định vị.
3Nhấn vào Chế độ, rồi chọn cài đặt chế độ Địa điểm Độ chính xác cao hoặc
Tiết kiệm pin.
4Từ Màn hình chính, nhấn vào .
5Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh >
Địa điểm đáng tin cậy.
6Chọn địa điểm mà bạn muốn chỉnh sửa.
7Nhấn vào Sửa địa chỉ.
8Để nhập một địa điểm khác, hãy nhấn vào biểu tượng kính lúp và nhập địa chỉ.
Thiết bị sẽ tìm kiếm địa điểm đã nhập. Để sử dụng địa chỉ gợi ý, nhấn vào địa
chỉ.
9Để tinh chỉnh địa điểm, nhấn vào mũi tên lùi gần địa chỉ, kéo ghim địa điểm tới
địa điểm mong muốn rồi nhấn Chọn địa điểm này.
Cách xóa địa điểm tùy chỉnh
1Đảm bảo đã bật chế độ địa điểm và bạn đang sử dụng cài đặt Độ chính xác
cao hoặc Tiết kiệm pin.
2Từ Màn hình chính, nhấn
.
3Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh > Địa
điểm đáng tin cậy.
4Chọn địa điểm mà bạn muốn xóa.
5Nhấn Xóa.
Duy trì mở khóa thiết bị khi bạn đang cầm thiết bị
Bằng cách sử dụng tính năng Phát hiện mang trên người, bạn có thể duy trì mở khóa
cho thiết bị khi bạn cầm thiết bị trên tay, để trong túi quần hoặc trong túi xách. Khi cảm
nhận được là thiết bị đang được mang theo, gia tốc kế trong thiết bị sẽ duy trì mở
khóa cho thiết bị. Thiết bị sẽ khóa khi gia tốc kế phát hiện thiết bị đã được đặt xuống.
Khi sử dụng tính năng Phát hiện mang trên người, bạn cần phải chú ý tới các hoạt
động sau:
•Bất cứ khi nào bạn đặt thiết bị của mình xuống và thiết bị cảm nhận được rằng thiết bị
không được mang theo nữa, thiết bị sẽ tự động khóa.
•Thiết bị có thể mất tới một phút để khóa.
•Sau khi bạn vào xe hơi, xe buýt, tàu hỏa hoặc các phương tiện đường bộ khác, thiết
bị có thể mất khoảng 5 đến 10 phút để khóa.
•Lưu ý rằng khi bạn lên máy bay hoặc thuyền (hoặc phương tiện khác không ở trên đất
liền), thiết bị có thể không tự động khóa, do đó hãy đảm bảo khóa thủ công thiết bị,
nếu cần.
•Khi bạn cầm lại thiết bị hoặc ra khỏi phương tiện, chỉ cần mở khóa lại thiết bị một lần
và thiết bị sẽ duy trì mở khóa chừng nào bạn còn mang theo thiết bị trên người.
Tính năng Phát hiện mang trên người không thể phân biệt được người nào đang mang thiết bị.
Nếu bạn đưa thiết bị của mình cho một ai đó khi thiết bị được mở khóa bằng tính năng Phát
hiện mang trên người, thiết bị sẽ vẫn duy trì mở khóa cho người dùng khác. Hãy nhớ rằng tính
năng Phát hiện mang trên người là một tính năng bảo mật không an toàn bằng hình mở khóa,
mã PIN hoặc mật khẩu.
Cách bật hoặc tắt tính năng Dò tìm trên cơ thể
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Khóa thông minh >
Bạn có thể khóa và mở khóa từng thẻ SIM đang dùng trong thiết bị bằng mã PIN (Số
Nhận dạng Cá nhân). Khi thẻ SIM bị khóa, thuê bao được liên kết với thẻ được bảo
vệ khỏi việc sử dụng sai, nghĩa là bạn phải nhập mã PIN mỗi lần khởi động thiết bị.
Nếu bạn nhập mã PIN không chính xác quá nhiều lần, thẻ SIM của bạn sẽ bị chặn.
Khi đó, bạn sẽ cần phải nhập mã PUK (Mã Mở khóa Cá nhân) và mã PIN mới. Mã
PIN và mã PUK của bạn được nhà khai thác mạng cung cấp.
Cách thiết lập hoặc xóa khóa thẻ SIM
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Thiết lập khóa thẻ SIM.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào thanh trượt Khóa thẻ SIM để bật hoặc tắt chức năng khóa thẻ SIM.
5Nhập mã PIN của thẻ SIM và nhấn OK. Khóa thẻ SIM bây giờ đã hoạt động và
bạn sẽ được nhắc nhập mã PIN mỗi lần bạn khởi động lại thiết bị.
Cách thay đổi mã PIN của thẻ SIM
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Thiết lập khóa thẻ SIM.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn T.đổi mã PIN của SIM.
5Nhập mã PIN của thẻ SIM cũ và nhấn OK.
6Nhập mã PIN của thẻ SIM mới và nhấn OK.
7Nhập lại mã PIN của thẻ SIM mới và nhấn OK.
.
Cách mở khóa thẻ SIM bị chặn bằng mã PUK
1Nhập mã PUK và nhấn
2Nhập mã PIN mới và nhấn
3Nhập lại mã PIN mới và nhấn .
Nếu bạn nhập sai mã PUK quá nhiều lần, bạn cần liên hệ với nhà khai thác mạng để nhận thẻ
SIM mới.
.
.
Sử dụng nhiều thẻ SIM
Thiết bị của bạn sẽ hoạt động khi được lắp một hoặc hai thẻ SIM. Bạn sẽ nhận được
các thông tin trao đổi chiều đến cho cả hai thẻ SIM, cũng như có thể chọn số điện
thoại nào sẽ được dùng để thực hiện việc trao đổi thông tin chiều đi. Trước khi có thể
sử dụng cả hai thẻ SIM, bạn cần bật chúng và chọn thẻ SIM sẽ xử lý lưu lượng dữ
liệu.
Bạn có thể chuyển tiếp cuộc gọi đến thẻ SIM 1 sang thẻ SIM 2, khi thẻ SIM 1 không
liên lạc được và ngược lại. Chức năng này được gọi là SIM Kép. Bạn phải kích hoạt
thủ công chức năng này. Hãy xem Chuyển tiếp cuộc gọi trên trang 76.
Cách bật hoặc tắt tính năng sử dụng hai thẻ SIM
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Hai SIM.
3Nhấn vào SIM1 và SIM2 để bật hoặc tắt thẻ SIM.
Cách đổi tên thẻ SIM
1Từ Màn hình chính, nhấn biểu tượng màn hình Ứng dụng
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Hai SIM.
3Chọn một thẻ SIM và nhập tên mới cho thẻ đó.
4Nhấn OK.
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Hai SIM > Lưu lượng dữ liệu di động.
3Chọn thẻ SIM bạn muốn sử dụng cho lưu lượng dữ liệu.
Để có tốc độ dữ liệu cao hơn, hãy chọn thẻ SIM hỗ trợ mạng di động nhanh nhất, như 3G.
Tìm số nhận dạng của thiết bị
Thiết bị của bạn có một số nhận dạng duy nhất. Số này được gọi là IMEI (Số nhận
dạng Thiết bị Di động Quốc tế). Bạn cần giữ bản sao của số này. Bạn có thể cần đến
số đó, ví dụ như khi truy cập dịch vụ hỗ trợ Xperia™ Care để đăng ký thiết bị của
mình. Đồng thời, nếu thiết bị của bạn bị mất cắp, một số nhà cung cấp mạng có thể
sử dụng số này để ngừng cho thiết bị truy cập vào mạng tại quốc gia hoặc khu vực
của bạn.
Đối với những thiết bị có hai thẻ SIM, bạn sẽ có hai số IMEI, mỗi số cho một khe cắm thẻ SIM.
Cách xem các số IMEI ở khay nhãn
1Đưa móng tay vào khe hở giữa đỉnh nắp khe cắm thẻ nhớ và thiết bị, sau đó
mở nắp ra.
2Dùng đầu ghim kẹp giấy đã duỗi thẳng (hoặc vật tương tự có đầu mũi dài) hãy
nhấn vào nút bên cạnh khe cắm thẻ nano SIM để làm ngăn giữ thẻ nano SIM
bật ra.
3Kéo ngăn giữ thẻ nano SIM ra hoàn toàn.
4Sử dụng công cụ tương tự như trong bước 2, hãy kéo khay nhãn ra khỏi khe
cắm thẻ nano SIM. Các số IMEI sẽ được thể hiện trên khay nhãn.
Để biết thêm thông tin về cách bật ngăn giữ thẻ nano SIM ra, hãy tham khảo các hướng dẫn về
cách lắp thẻ nano SIM. Nếu đã lắp sẵn thẻ SIM trong thiết bị, thiết bị sẽ tự động khởi động lại
khi ngăn giữ thẻ bật ra.
Để xem các số IMEI, bạn cũng có thể mở trình quay số điện thoại và nhập vào *#06#.
Cách xem các số IMEI qua cài đặt thiết bị
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Trạng thái >Thông tin
Nếu bạn có tài khoản Google™, dịch vụ web “Bảo vệ bởi my Xperia” có thể giúp bạn
xác định vị trí và bảo vệ thiết bị của bạn nếu bạn đánh mất thiết bị. Nếu bạn đã kích
hoạt dịch vụ này trên thiết bị, bạn có thể:
•Xác định vị trí thiết bị của bạn trên bản đồ.
•Phát âm báo ngay cả khi thiết bị ở chế độ Không làm phiền.
•Khóa thiết bị từ xa và để thiết bị hiển thị chi tiết liên lạc của bạn cho bất kỳ ai tìm thấy
thiết bị.
•Xóa từ xa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của thiết bị khi đó là lựa chọn cuối cùng.
Nếu bạn đã xóa bộ nhớ trong của thiết bị bằng cách sử dụng dịch vụ web “Bảo vệ bởi my
Xperia”, bạn phải đăng nhập vào một tài khoản Google™ đã được đồng bộ trước đó trên thiết
bị này ở lần kế tiếp bạn bật thiết bị này lên.
Dịch vụ “Bảo vệ bởi my Xperia” có thể chỉ có ở một số quốc gia hoặc khu vực.
Cách kích hoạt dịch vụ Bảo vệ bởi my Xperia
1Đảm bảo rằng bạn có kết nối dữ liệu đang hoạt động và đã bật các dịch vụ vị trí
trên thiết bị của mình.
2Từ Màn hình chính, nhấn
.
3Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Bảo vệ bởi my Xperia >
Kích hoạt.
4Đánh dấu vào hộp kiểm để đồng ý với các điều khoản và điều kiện của dịch vụ,
sau đó nhấn Chấp nhận.
5Nếu được nhắc, hãy đăng nhập vào tài khoản Google™ của bạn hoặc tạo tài
khoản mới nếu bạn chưa có.
6Để xác nhận rằng dịch vụ Bảo vệ bởi my Xperia có thể xác định vị trí thiết bị
của bạn, hãy truy cập myxperia.sonymobile.com và đăng nhập bằng tài khoản
Google™ mà bạn đang sử dụng trên thiết bị của mình.
Nếu bạn đang dùng chung thiết bị với nhiều người dùng, hãy lưu ý rằng dịch vụ Bảo vệ bởi my
Xperia chỉ khả dụng cho người dùng đăng nhập với tư cách là chủ sở hữu.
Tìm thiết bị đã mất bằng Trình quản lý thiết bị Android™
Google™ cung cấp dịch vụ vị trí và web bảo mật được gọi là Trình quản lý thiết bị
Android™. Bạn có thể sử dụng dịch vụ này song song hoặc thay thế cho dịch vụ Bảo
vệ bởi my Xperia. Nếu bị mất thiết bị, bạn có thể sử dụng Trình quản lý thiết bị
Android™ để:
•Tìm và hiển thị nơi thiết bị của bạn đang ở.
•Đổ chuông hoặc khóa thiết bị của bạn, xóa mọi thứ trên máy hoặc thêm số điện thoại
vào màn hình khóa.
Để biết thêm thông tin về Trình quản lý thiết bị Android™, hãy truy cập
www.support.google.com.
Trình quản lý thiết bị Android™ không hoạt động nếu thiết bị của bạn đã bị tắt hoặc nếu máy
không có kết nối Internet. Dịch vụ Trình quản lý thiết bị Android™ có thể không sử dụng được
ở mọi quốc gia và khu vực.
•Di chuyển nhanh, ví dụ như trong danh sách hoặc trên trang web. Bạn có thể ngừng
hoạt động di chuyển bằng cách nhấn vào màn hình.
Khóa và mở khóa màn hình
Khi bạn bật thiết bị và không dùng trong một khoảng thời gian, màn hình sẽ tối đi để
tiết kiệm pin và tự động khóa. Chức năng khóa này giúp ngăn các thao tác không
mong muốn trên màn hình cảm ứng khi bạn không sử dụng. Khi bạn mua thiết bị,
chức năng khóa vuốt màn hình cơ bản đã được đặt. Điều này có nghĩa là bạn phải
vuốt sang trái hoặc lên trên màn hình để mở khóa. Bạn có thể thay đổi cài đặt bảo
mật sau và thêm các kiểu khóa khác. Hãy xem Khóa màn hình trên trang 12.
Cách bật màn hình
•Bấm nhẹ vào phím nguồn
Cách khóa màn hình
•Khi màn hình đã được kích hoạt, nhấn nhanh vào phím nguồn
.
.
Màn hình chủ
Màn hình chủ là điểm bắt đầu để sử dụng thiết bị. Nó cũng tương tự như màn hình
desktop trên máy tính. Màn hình chủ của bạn có thể có tối đa hai mươi ngăn, mở rộng
ra bên ngoài chiều rộng màn hình thông thường. Số ngăn trên Màn hình chủ được thể
hiện bằng một loạt dấu chấm ở phía dưới của Màn hình chủ. Dấu chấm được tô sáng
thể hiện ngăn hiện bạn đang mở.
1Giới thiệu về tiện ích Xperia™— Nhấn để mở tiện ích và chọn một tác vụ như sao chép nội dung từ
thiết bị cũ của bạn hoặc thiết lập các dịch vụ của Xperia™
2Các dấu chấm — Thể hiện số ngăn trên Màn hình Chủ
Cách truy cập màn hình Chủ
•Bấm
.
Cách duyệt Màn hình chủ
Ngăn trên Màn hình chủ
Bạn có thể thêm ngăn mới vào Màn hình chủ (tối đa là bảy hai mươi ngăn) và xóa
ngăn. Bạn cũng có thể đặt ngăn mình muốn sử dụng làm ngăn chính trên Màn hình
chủ.
Cách đặt một ngăn làm ngăn chính trên Màn hình chủ
1Chạm và giữ một vùng trống bất kỳ trên Màn hình chủ cho đến khi thiết bị rung.
2Vuốt sang trái hoặc sang phải để duyệt đến ngăn mà bạn muốn đặt làm ngăn
chính trên Màn hình chủ, sau đó nhấn
ở góc trên cùng bên trái.
Cách thêm cửa sổ vào Màn hình chủ
1Chạm và giữ bất kỳ vùng trống nào trên Màn hình chủ, cho đến khi thiết bị rung.
2Để duyệt các cửa sổ, vuốt hẳn sang phải hoặc trái, rồi nhấn
.
Cách xóa một cửa sổ khỏi màn hình Chủ
1Chạm và giữ bất kỳ vùng trống nào trên Màn hình chủ, cho đến khi thiết bị rung.
2Vuốt sang trái hoặc phải để duyệt đến cửa sổ mà bạn muốn xóa, sau đó nhấn
1Chạm và giữ một vùng trống bất kỳ trên Màn hình chủ cho đến khi thiết bị rung.
2Vuốt sang trái hoặc phải để duyệt các ngăn. Tất cả những ứng dụng không thể
gỡ cài đặt sẽ được chỉ báo bằng .
3Nhấn vào ứng dụng mà bạn muốn gỡ cài đặt, sau đó nhấn Xóa.
Một số ứng dụng được chỉ báo bởi chỉ có thể bị tắt hoặc chưa được gỡ cài đặt. Tắt ứng
dụng sẽ xóa tất cả dữ liệu nhưng có thể bật lại ứng dụng từ Cài đặt > Ứng dụng.
Cách điều chỉnh kích cỡ của biểu tượng trên Màn hình chủ
1Chạm và giữ bất kỳ vùng nào trên Màn hình chủ của bạn cho tới khi thiết bị
rung, rồi nhấn
2Nhấn vào Kích cỡ biểu tượng, sau đó chọn một tùy chọn.
.
Màn hình ứng dụng
Màn hình Ứng dụng mà bạn mở từ Màn hình chủ có chứa các ứng dụng được cài đặt
trước trên thiết bị của bạn cũng như các ứng dụng bạn tải về.
Cách xem tất cả ứng dụng trên màn hình Ứng dụng
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Vuốt sang trái hoặc phải trên màn hình Ứng dụng.
Cách mở ứng dụng từ màn hình Ứng dụng
•Khi màn hình Ứng dụng đang mở, vuốt sang trái hoặc phải để tìm ứng dụng rồi
nhấn vào ứng dụng.
Cách tìm kiếm ứng dụng từ màn hình Ứng dụng
1Khi màn hình Ứng dụng mở ra, nhấn Tìm kiếm ứng dụng.
2Nhập tên của ứng dụng bạn muốn tìm kiếm.
Cách mở menu màn hình Ứng dụng
•Khi màn hình Ứng dụng mở ra, nhấn
Cách di chuyển ứng dụng trên màn hình Ứng dụng
1Khi màn hình Ứng dụng mở ra, nhấn
2Hãy nhớ chọn Thứ tự riêng trong Sắp xếp ứng dụng.
3Chạm và giữ ứng dụng cho đến khi thiết bị rung, sau đó kéo tiện ích đó vào vị
trí mới.
Cách thêm phím tắt ứng dụng vào Màn hình chủ
1Trên màn hình Ứng dụng, chạm và giữ biểu tượng ứng dụng cho đến khi thiết
bị rung nhẹ, sau đó kéo biểu tượng lên đầu màn hình. Màn hình chủ sẽ mở ra.
2Kéo biểu tượng này đến vị trí mong muốn trên Màn hình chủ, sau đó thả ngón
1Khi màn hình Ứng dụng mở ra, hãy nhấn vào .
2Nhấn Sắp xếp ứng dụng, sau đó chọn một tùy chọn.
Cách gỡ cài đặt ứng dụng khỏi màn hình Ứng dụng
1Chạm và giữ một vùng trống bất kỳ trên màn hình Ứng dụng cho đến khi thiết bị
rung. Khi đó, tất cả các ứng dụng có thể được gỡ cài đặt sẽ được chỉ báo bởi
.
2Chọn ứng dụng bạn muốn gỡ cài đặt, sau đó nhấn Xóa.
Một số ứng dụng được chỉ báo bởi chỉ có thể bị tắt hoặc chưa được gỡ cài đặt. Tắt ứng
dụng sẽ xóa tất cả dữ liệu nhưng có thể bật lại ứng dụng từ Cài đặt > Ứng dụng.
Điều hướng ứng dụng
Bạn có thể điều hướng giữa các ứng dụng bằng phím điều hướng, thanh mục yêu
thích và cửa sổ các ứng dụng mới dùng, điều này cho phép bạn chuyển đổi dễ dàng
giữa tất cả các ứng dụng mới dùng. Các phím điều hướng bao gồm phím Home,
phím Ứng dụng gần đây và phím Trở về. Một số ứng dụng sẽ đóng khi bạn bấm phím
Home
ngầm. Nếu ứng dụng được tạm dừng hoặc chạy ngầm, thì bạn có thể tiếp tục từ điểm
bạn đã dừng lại vào lần mở ứng dụng tiếp theo.
để thoát, còn các ứng dụng khác sẽ được tạm dừng hoặc tiếp tục chạy
1
Cửa sổ các ứng dụng mới dùng – Mở một ứng dụng mới dùng
2Thanh Mục yêu thích - Sử dụng lối tắt để truy cập ứng dụng hoặc tiện ích
3Phím ứng dụng gần đây – Mở cửa sổ các ứng dụng mới dùng và thanh mục yêu thích
4Phím Home – Thoát ứng dụng và quay lại Màn hình chính
5Phím Trở về – Quay lại màn hình trước trong một ứng dụng hoặc đóng ứng dụng
Cách mở cửa sổ các ứng dụng vừa sử dụng
•Bấm .
Cách đóng tất cả các ứng dụng được sử dụng gần đây
Tiện ích con là các ứng dụng nhỏ mà bạn có thể sử dụng trực tiếp trên Màn hình
chính. Các tiện ích con này cũng hoạt động như lối tắt. Ví dụ: tiện ích con Thời tiết
cho phép bạn xem thông tin thời tiết cơ bản trực tiếp trên Màn hình chính. Nhưng khi
bạn nhấn vào tiện ích con, ứng dụng Thời tiết đầy đủ sẽ mở. Bạn có thể tải xuống các
tiện ích con khác từ Play Store™.
Cách thêm một tiện ích vào màn hình Chủ
1Chạm và giữ một vùng trống trên Màn hình chủ cho đến khi thiết bị rung nhẹ,
sau đó nhấn Tiện ích.
2Tìm và nhấn vào tiện ích bạn muốn thêm.
Cách định cỡ lại tiện ích
1Chạm và giữ một tiện ích cho đến khi mục đó được chọn, rồi nhả tiện ích ra.
Nếu tiện ích có thể được định cỡ lại, như tiện ích Lịch, thì khung được tô sáng
và các dấu chấm định cỡ lại sẽ xuất hiện.
2Kéo các chấm vào trong hoặc ra ngoài để thu nhỏ hoặc mở rộng tiện ích.
3Để xác nhận kích cỡ mới của tiện ích, hãy nhấn vào bất kỳ đâu trên Màn hình
chủ.
Cách di chuyển tiện ích
•Chạm và giữ vào tiện ích cho đến khi mục đó được chọn, rồi kéo tiện ích đến vị
trí mới.
Cách xóa tiện ích
•Chạm và giữ tiện ích cho đến khi thiết bị rung, sau đó kéo tiện ích đó vào Xóa
khỏi màn hình chính.
Phím tắt và thư mục
Sử dụng phím tắt và thư mục để quản lý ứng dụng và giữ cho Màn hình chủ gọn
gàng.
1Chạm và giữ một vùng trống trên Màn hình chủ.
2Trong menu tùy chỉnh, nhấn Tiện ích > Phím tắt.
3Cuộn qua danh sách các ứng dụng và chọn một ứng dụng. Ứng dụng đã chọn
sẽ được thêm vào Màn hình chủ.
Cách di chuyển mục trên Màn hình chủ
•Chạm và giữ một mục đến khi thiết bị rung, sau đó kéo mục đó vào vị trí mới.
Cách xóa một mục khỏi Màn hình chủ
•Chạm và giữ một mục cho đến khi thiết bị rung, sau đó kéo mục đó vào Xóa
khỏi màn hình chính ở trên đầu màn hình.
Cách tạo thư mục trên Màn hình chủ
•Chạm và giữ một biểu tượng ứng dụng hoặc lối tắt cho đến khi thiết bị rung,
sau đó kéo và thả lên một biểu tượng ứng dụng hoặc lối tắt khác.
Cách thêm mục vào thư mục trên Màn hình chủ
•Chạm và giữ một mục đến khi nó phóng to lên và thiết bị rung nhẹ, sau đó kéo
mục đó vào thư mục.
Cách đổi tên thư mục trên màn hình Chủ
1Nhấn vào thư mục để mở.
2Nhấn vào thanh tựa đề của thư mục để hiển thị trường Tên thư mục.
3Nhập tên mới của thư mục và nhấn Xong.
Hình nền và chủ đề
Bạn có thể chỉnh Màn hình chủ theo phong cách riêng bằng các hình nền và chủ đề
khác nhau.
Cách thay đổi hình nền Màn hình chủ
1Chạm và giữ một vùng trống trên Màn hình chủ cho đến khi thiết bị rung.
2Nhấn Hình nền và chọn một tuỳ chọn.
Cách cài chủ đề
1Chạm và giữ một vùng trống trên Màn hình chủ cho đến khi thiết bị rung.
2Nhấn Chủ đề.
3Chọn một tùy chọn và làm theo hướng dẫn trên thiết bị.
Khi bạn thay đổi chủ đề, hình nền cũng sẽ thay đổi trong một số ứng dụng.
Bạn có thể chụp ảnh tĩnh bất cứ màn hình nào trên thiết bị của mình dưới dạng ảnh
chụp màn hình. Các ảnh chụp màn hình bạn thực hiện thường tự động được lưu vào
Album.
Cách chụp ảnh màn hình
1Bấm và giữ phím nguồn cho tới khi cửa sổ nhắc xuất hiện.
2Nhấn vào .
Bạn cũng có thể chụp ảnh màn hình bằng cách bấm và giữ phím nguồn và phím giảm âm
lượng cùng lúc. Sau khi ảnh màn hình được chụp, bạn có thể nhả các phím ra.
Cách xem ảnh chụp màn hình của bạn
•Kéo thanh trạng thái xuống hết mức, sau đó nhấn vào ảnh chụp màn hình bạn
muốn xem.
Bạn cũng có thể xem các ảnh chụp màn hình trong ứng dụng Album.
Thông báo
Các thông báo cho bạn biết về các sự kiện, như tin nhắn mới và thông báo lịch, cũng
như các hoạt động đang diễn ra, như việc tải về tập tin. Thông báo xuất hiện ở những
vị trí sau:
•Thanh trạng thái
•Bảng thông báo
•Màn hình khóa
Cách mở hoặc đóng bảng Thông báo
1Để mở bảng Thông báo, hãy kéo thanh trạng thái xuống.
2Để đóng bảng Thông báo, hãy kéo bảng lên trên.
Các thực hiện hành động trên thông báo trong Bảng thông báo
•Nhấn vào thông báo.
Cách loại bỏ thông báo khỏi bảng Thông báo
•Đặt ngón tay lên trên thông báo và vuốt sang trái hoặc sang phải.
Không phải thông báo nào cũng có thể được loại bỏ.
Cách mở rộng thông báo trên Bảng thông báo
•Kéo thông báo xuống dưới.
Không phải tất cả các thông báo đều có thể mở rộng được.
Các thực hiện hành động trên thông báo từ màn hình khóa
•Nhấn đúp vào thông báo.
Cách ẩn thông báo khỏi màn hình khóa
•Đặt ngón tay lên trên thông báo và vuốt sang trái hoặc sang phải.
Cách mở rộng thông báo trên màn hình khóa
•Kéo thông báo xuống dưới.
Không phải tất cả các thông báo đều có thể mở rộng được.
Quản lý thông báo trên màn hình khóa
Bạn có thể thiết lập thiết bị để chỉ những thông báo được chọn xuất hiện trên màn
hình khóa. Bạn có thể làm cho tất cả các thông báo và nội dung trong đó trở thành
dạng có thể truy cập được, ẩn nội dung nhạy cảm khỏi tất cả các thông báo hoặc với
các ứng dụng cụ thể, hay chọn không hiển thị bất kỳ thông báo nào.
Cách chọn thông báo sẽ xuất hiện trên màn hình khóa
1Từ Màn hình chủ, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Khi khóa thiết bị.
3Chọn một tùy chọn.
Các tùy chọn hiển thị thông báo trên màn hình khóa
Hiển thị tất cả
nội dung thông
báo
Ẩn nội dung
thông báo nhạy
cảm
Không hiển thị
thông báo nào
Hiển thị tất cả các thông báo trên màn hình khóa. Khi bạn bật cài đặt này, hãy nhớ
rằng tất cả các nội dung (kể cả nội dung của cuộc trò chuyện và email đến) sẽ được
hiển thị trên màn hình khóa, trừ khi bạn chỉ định những ứng dụng có liên quan là Ẩnnội dung nhạy cảm trong menu cài đặt Thông báo ứng dụng.
Bạn phải có mã PIN, mật khẩu hoặc hình được thiết lập làm khóa màn hình để sử
dụng được cài đặt này. Nội dung bị ẩn sẽ xuất hiện trên màn hình khóa khi có thông
báo nhạy cảm. Ví dụ: bạn sẽ được thông báo về cuộc trò chuyện hay email đến,
nhưng nội dung của chúng sẽ không xuất hiện trên màn hình khóa.
Bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông báo nào trên màn hình khóa.
Đặt mức thông báo cho ứng dụng
Bạn có thể đặt các hoạt động thông báo khác nhau cho các ứng dụng riêng rẽ. Chẳng
hạn, bạn có thể chặn tất cả các thông báo email, ưu tiên thông báo Facebook™ và
hiển thị nội dung của thông báo nhắn tin trên màn hình khóa.
Cách đặt mức thông báo cho ứng dụng
1Từ Màn hình chủ, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Thông báo ứng dụng.
3Chọn tài khoản có cài đặt thông báo bạn muốn thay đổi.
4Kéo thanh trượt thích hợp sang phải.
Tùy chọn và mức độ thông báo cho các ứng dụng cụ thể
Chặn tất cả
Tuyệt đối không hiển thị thông báo cho ứng dụng đã chọn.
Coi là mục ưu tiênNhận thông báo của ứng dụng này khi chế độ Không làm phiền được đặt thành
Cho phép xem
nhanh
Ẩn nội dung nhạy
cảm
Chỉ ưu tiên.
Cho phép ứng dụng này nêu bật một số thông báo nhất định bằng cách trượt
nhanh các thông báo đó sang chế độ xem trên màn hình.
Khi thiết bị bị khóa, ẩn nội dung trong các thông báo có thể tiết lộ thông tin riêng
tư của ứng dụng này.
Đèn thông báo cho bạn biết về trạng thái pin và một số sự kiện khác. Chẳng hạn, đèn
màu trắng nhấp nháy nghĩa là có tin nhắn mới hoặc cuộc gọi nhỡ. Đèn thông báo
được bật theo mặc định, nhưng bạn có thể tắt đèn theo cách thủ công.
Khi đèn thông báo bị tắt, đèn sẽ chỉ sáng khi có cảnh báo về trạng thái pin, như khi mức điện
trong pin giảm xuống dưới 15 phần trăm.
Cách bật đèn thông báo
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Âm thanh và thông báo.
3Kéo thanh trượt bên cạnh Đèn thông báo sang phải.
.
Biểu tượng trên thanh trạng thái
Biểu tượng trạng thái
Không có thẻ SIM
Cường độ tín hiệu
Không có tín hiệu
Đang chuyển vùng quốc tế
Đang gửi và tải về dữ liệu LTE
Đang gửi và tải về dữ liệu GPRS
Đang gửi và tải về dữ liệu EDGE
Đang gửi và tải về dữ liệu 3G
Đang gửi và tải về dữ liệu HSPA+
Kết nối Wi-Fi đã bật và dữ liệu đang được truyền tải
Kết nối Wi-Fi đã bật nhưng không có kết nối Internet.
Biểu tượng này cũng hiển thị khi bạn cố gắng kết nối với mạng Wi-Fi được
bảo mật. Sau khi đăng nhập thành công, dấu chấm than sẽ biến mất.
Nếu Google™ bị chặn ở khu vực của bạn, dấu chấm than có thể xuất hiện kể
cả khi thiết bị được kết nối với mạng Wi-Fi và có kết nối Internet hoạt động.
Tùy theo nhà cung cấp dịch vụ, mạng và/hoặc khu vực của bạn, các chức năng hoặc dịch vụ
được biểu thị bằng một số biểu tượng trong danh sách này có thể không khả dụng.
Các quản lý biểu tượng thanh trạng thái
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Biểu tượng hệ thống.
3Đánh dấu hộp kiểm cho những biểu tượng hệ thống bạn muốn xuất hiện trong
thanh trạng thái.
Biểu tượng thông báo
Tin nhắn SMS hoặc MMS mới
Cuộc gọi nhỡ
Cuộc gọi giữ
Đã bật tính năng chuyển tiếp cuộc gọi
Thư thoại mới
Email mới
Đang tải về dữ liệu
Đang tải lên dữ liệu
Đã vô hiệu hóa dữ liệu di động
Tiến hành cài đặt cơ bản cho thiết bị
Hiện đã có bản cập nhật phần mềm
Hiện đã có bản cập nhật hệ thống
Đang tải về bản cập nhật hệ thống
Nhấn để cài đặt bản cập nhật hệ thống đã tải về
Đã chụp ảnh màn hình
Tin nhắn trò chuyện Hangouts™ mới
Trò chuyện video với bạn bè bằng ứng dụng Hangouts™
Bộ nhớ trong đã đầy 75%. Nhấn để chuyển dữ liệu vào thẻ nhớ
Cảnh báo
Thông báo khác (chưa hiển thị)
Không phải mọi biểu tượng có thể xuất hiện trên thiết bị của bạn đều được liệt kê ở đây. Các
biểu tượng này chỉ nhằm mục đích tham khảo và có thể thay đổi mà không cần thông báo.
Cách chặn ứng dụng gửi thông báo
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo> Thông báo ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng.
4Nhấn vào thanh trượt cạnh Chặn tất cả hoặc Ẩn nội dung nhạy cảm để tùy ý
hạn chế thông báo.
Tổng quan về ứng dụng
Một số ứng dụng có thể không có trên thiết bị của bạn hoặc có thể không được tất cả các
mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại mọi vùng.
Sử dụng ứng dụng Đồng hồ để đặt các loại báo thức khác nhau.
Sử dụng trình duyệt web Chrome để điều hướng và xem các trang web, quản
lý dấu trang, văn bản và hình ảnh.
Sử dụng ứng dụng Máy tính để thực hiện các phép tính cơ bản.
Sử dụng ứng dụng Lịch để theo dõi các sự kiện và quản lý cuộc hẹn của bạn.
Sử dụng camera để chụp ảnh và quay video clip.
Sử dụng ứng dụng Danh bạ để quản lý số điện thoại, địa chỉ email và các
thông tin khác liên quan đến các liên hệ của bạn.
Truy cập các ứng dụng đã tải về, các tài liệu và hình ảnh của bạn.
Sử dụng ứng dụng Email để gửi và nhận email qua cả tài khoản cá nhân và
cơ quan.
Sử dụng ứng dụng Facebook™ để tham gia vào mạng xã hội với bạn bè,
thành viên trong gia đình và đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Duyệt và nghe các kênh đài FM.
Sử dụng ứng dụng Album để quản lý, xem và sửa ảnh cũng như video của
bạn.
Sử dụng ứng dụng Gmail™ để đọc, viết và sắp xếp các email.
Tìm kiếm thông tin trên thiết bị của bạn và trên web.
Xem địa điểm hiện tại của bạn, tìm những địa điểm khác và lên kế hoạch
tuyến đường bằng Google Maps™.
Sử dụng ứng dụng Play Store™ để tìm ứng dụng cần mua hoặc tải về miễn
phí.
Sử dụng ứng dụng Nhắn tin để gửi và nhận các tin nhắn văn bản và tin nhắn
đa phương tiện.
Sử dụng ứng dụng Video để phát video trên thiết bị của bạn và chia sẻ nội
dung với bạn bè.
Sử dụng ứng dụng Nhạc để sắp xếp và phát nhạc, sách nói.
Xem các tin bài từ News Suite.
Sử dụng ứng dụng Thời tiết để xem dự báo thời tiết.
Thực hiện các cuộc gọi bằng cách quay số thủ công hoặc bằng chức năng
quay số thông minh.
Tối ưu hóa các cài đặt để phù hợp với yêu cầu của riêng bạn.
Sử dụng ứng dụng Hangouts™ để trò chuyện trực tuyến với bạn bè.
Nhận biết các bản nhạc mà bạn nghe thấy đang phát ở xung quanh và tải
thông tin về nghệ sĩ, album cũng như những thông tin khác.
Sử dụng YouTube™ để xem video của người dùng từ khắp nơi trên thế giới
và chia sẻ video của riêng bạn.
Ứng dụng Xperia™ Movie Creator sẽ tự động tạo các video ngắn bằng cách
sử dụng bộ sưu tập ảnh và video hiện có.
Sử dụng ứng dụng Hỗ trợ để truy cập mục hỗ trợ người dùng trên thiết bị của
bạn. Ví dụ: bạn có thể truy cập Hướng dẫn sử dụng, thông tin về khắc phục
sự cố kèm theo các mẹo và thủ thuật.
Sử dụng ứng dụng Sketch để tạo và khám phá hình ảnh rồi chia sẻ với bạn
bè.
Sử dụng ứng dụng Có gì mới để khám phá trò chơi, ứng dụng và nội dung
phương tiện mới.
Thưởng thức nhạc, phim, ứng dụng và trò chơi trên thiết bị của bạn và nhận
quyền truy cập dành riêng vào nội dung độc đáo chỉ được cung cấp với thiết
bị Xperia™.
Luôn kết nối với bạn bè chơi trò chơi và các trò chơi bạn thích chơi, mua hàng
trên PlayStation®Store, v.v.
Bảo vệ thiết bị của bạn khỏi vi-rút, phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp,
các hành vi lừa đảo và khai thác trực tuyến.
Luôn sử dụng bộ sạc Sony và cáp USB chính hãng dành cho kiểu máy Xperia™ cụ thể của
bạn. Các bộ sạc và cáp khác có thể kéo dài thời gian sạc pin, không sạc được pin hoặc thậm
chí có thể làm hỏng thiết bị. Hãy đảm bảo tất cả giắc nối và cổng USB hoàn toàn khô trước khi
lắp cáp USB.
Bộ sạc được cắm vào ổ điện sẽ sạc thiết bị nhanh hơn so với sạc qua máy tính. Bạn
vẫn có thể sử dụng thiết bị trong khi sạc pin.
Nếu pin đã hết kiệt, thiết bị có thể mất tới 30 phút mới phản hồi với việc sạc pin. Trong
thời gian này, màn hình có thể tối hoàn toàn, không hiển thị biểu tượng sạc. Cũng xin
lưu ý rằng có thể mất tối đa 4 giờ để sạc đầy pin cho pin đã cạn hoàn toàn.
Thiết bị của bạn có sẵn một pin sạc gắn trong, chỉ trung tâm sửa chữa do Sony ủy quyền mới
có thể thay thế pin này. Bạn không nên tìm cách tự mở hoặc tháo rời thiết bị. Làm như vậy có
thể gây hỏng hóc và làm mất hiệu lực bảo hành của bạn.
1Cắm bộ sạc vào ổ cắm điện.
2Cắm một đầu của cáp USB vào bộ sạc (hoặc vào cổng USB của máy tính).
3Cắm đầu kia của cáp vào cổng micro USB trên thiết bị của bạn với biểu tượng
USB quay lên trên. Đèn thông báo sáng lên khi bắt đầu sạc.
4Khi thiết bị được sạc đầy, ngắt kết nối cáp ra khỏi thiết bị bằng cách kéo thẳng
ra. Đảm bảo không làm cong đầu nối.
Chỉ sử dụng bộ sạc được cung cấp với thiết bị của bạn hoặc bộ sạc Sony khác dùng để sạc
thiết bị.
Nếu pin đã cạn hết, có thể mất vài phút trước khi đèn thông báo sáng lên và biểu tượng sạc
pin hiển thị.
Trạng thái đèn báo pin
Xanh lục
CamPin đang sạc và mức sạc pin ở dưới 90%
ĐỏPin đang sạc và mức sạc pin ở dưới 15%
Pin đang sạc và mức sạc pin đang ở trên 90%
Quản lý pin và năng lượng
Thiết bị của bạn có pin được gắn bên trong. Để tận dụng tối ưu tính năng này, hãy
luôn theo dõi lượng điện năng mà các ứng dụng và tính năng khác nhau tiêu thụ. Tính
năng tiết kiệm pin trong nền được kích hoạt theo mặc định nhằm giúp bạn giảm mức
tiêu thụ pin và có các chế độ tiết kiệm pin bổ sung để giúp bạn giảm mức tiêu thụ pin
hơn nữa khi cần thiết.
Các tính năng tiết kiệm pin hạ thấp mức ưu tiên đối với một số chức năng không cần
thiết của thiết bị, chẳng hạn như hiệu suất hình ảnh cấp độ cao hơn, các hoạt động
mạng như dịch vụ vị trí, đồng bộ hóa ứng dụng và quét tìm Wi-Fi trong nền. Nếu
không muốn ứng dụng nào đó bị ảnh hưởng, bạn có thể miễn cho ứng dụng đó trong
menu Tối ưu hóa pin. Cuộc gọi điện thoại và nhắn tin SMS sẽ không bị ảnh hưởng.
Các bản cập nhật hệ thống có thể thay đổi các tính năng tiết kiệm pin trên thiết bị của bạn.
Cách xem mức tiêu thụ pin, thời gian ước tính và mẹo tiết kiệm pin
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Pin. Màn hình tổng quan sẽ xuất hiện cho biết phần
trăm pin và thời lượng pin ước tính.
3Nhấn HIỂN THỊ MỨC SỬ DỤNG PIN để xem danh sách các tính năng và dịch
vụ đã tiêu thụ pin kể từ chu kỳ sạc cuối cùng. Nhấn vào một mục để nhận thông
tin về cách giảm mức tiêu thụ pin của mục đó.
Cách xem mức tiêu thụ pin của ứng dụng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng và xem xét mức tiêu thụ pin của ứng dụng trong Sử dụng
pin.
Các mẹo sử dụng chung để cải thiện hiệu suất hoạt động của pin
Những mẹo sau có thể giúp bạn cải thiện được hiệu suất hoạt động của pin:
•Giảm độ sáng màn hình, hãy xem Cài đặt màn hình trên trang 59.
•Tắt Bluetooth®, Wi-Fi và các dịch vụ định vị khi bạn không cần những tính năng
này.
•Tắt thiết bị của bạn hoặc sử dụng Chế độ máy bay nếu bạn đang ở khu vực
không có mạng hoặc mạng chậm. Nếu không, thiết bị của bạn sẽ liên tục quét
tìm các mạng hiện có và làm tiêu tốn pin.
•Sử dụng mạng Wi-Fi thay vì chuyển vùng quốc tế khi ở nước ngoài. Tính năng
Chuyển vùng quốc tế sẽ quét tìm mạng chủ của bạn và yêu cầu bổ sung pin vì
thiết bị của bạn phải truyền tải với công suất đầu ra cao hơn, hãy xem Wi-Fi
trên trang 48.
•Thay đổi cài đặt đồng bộ hóa cho email, lịch và danh bạ của bạn, hãy xem
Đồng bộ hóa với tài khoản trực tuyến trên trang 55.
•Kiểm tra các ứng dụng tiêu thụ nhiều pin và xem xét mẹo tiết kiệm pin mà thiết
bị của bạn cung cấp cho các ứng dụng này.
•Thay đổi mức thông báo của ứng dụng, hãy xem Thông báo trên trang 30.
•Tắt quyền chia sẻ vị trí của ứng dụng, hãy xem Cài đặt ứng dụng trên
trang 60.
•Gỡ cài đặt các ứng dụng bạn hiện không sử dụng, hãy xem Màn hình ứng dụng
trên trang 26.
•Sử dụng thiết bị rảnh tay chính hãng của Sony để nghe nhạc. Thiết bị rảnh tay
tiêu thụ ít pin hơn loa của thiết bị.
•Thỉnh thoảng khởi động lại thiết bị của bạn.
Tối ưu hóa pin
Tối ưu hóa pin là chế độ dựng sẵn rất mạnh mẽ và tiện lợi, giúp cải thiện đáng kể thời
lượng pin của bạn bằng cách giảm tiêu thụ pin khi không dùng đến thiết bị hoặc một
số ứng dụng nhất định.
Chế độ này hiệu quả nhờ tạm ngưng các hoạt động mạng tiêu tốn pin, như dịch vụ
định vị, đồng bộ hóa và quét Wi-Fi chạy ngầm khi bạn không dùng đến thiết bị trong
thời gian dài.
Cuộc gọi điện thoại và nhắn tin SMS sẽ không bị ảnh hưởng.
Bạn không thể tắt tính năng Tối ưu hóa pin nhưng có thể miễn cho một số ứng dụng
nhất định.
Cách tạo miễn trừ ứng dụng cụ thể khỏi hoạt động tối ưu hóa
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Pin.
3Nhấn
và chọn Tối ưu hóa pin. Bạn sẽ thấy một danh sách các ứng dụng
không được tối ưu hóa.
4Để thêm hoặc xóa ứng dụng khỏi danh sách này, hãy nhấn Ứng dụng và chọn
hoặc bỏ chọn ứng dụng khỏi danh sách để sửa các cài đặt tối ưu hóa của ứng
dụng.
5Danh sách ứng dụng không được tối ưu hóa sẽ được cập nhật theo cài đặt của
bạn.
Bạn không thể miễn trừ các ứng dụng khỏi hoạt động tối ưu hóa của chế độ Ultra STAMINA.
Bạn cũng có thể định cấu hình Tối ưu hóa pin từ menu Ứng dụng bằng cách nhấn vào .
Chế độ tiết kiệm năng lượng
Bạn có thể sử dụng một vài chế độ tiết kiệm năng lượng nếu muốn kéo dài thời gian
sử dụng pin:
Chế độ
STAMINA
Tùy thuộc vào cấp độ STAMINA, các tính năng khác nhau sẽ bị hạn chế hoặc tắt để giảm
mức tiêu thụ pin. Các tính năng này bao gồm hiệu suất xử lý, hoạt hình và độ sáng màn
hình, cải tiến hình ảnh, đồng bộ hóa dữ liệu ứng dụng nền, rung (ngoại trừ cuộc gọi đến),
truyền phát trực tuyến và GPS (trong khi màn hình tắt). sẽ hiển thị trong thanh trạng
thái.
Ngoài các tính năng mà chế độ STAMINA tắt, chế độ Ultra STAMINA còn tắt Dữ liệu di
động và Wi-Fi. Lựa chọn ứng dụng bị giới hạn và các tiện ích (ngoại trừ Đồng hồ) sẽ bị tắt.
Bạn vẫn có thể sử dụng tính năng gọi điện và SMS. Màn hình chủ được thay đổi thành
Màn hình chủ chế độ Ultra STAMINA đặc biệt và các ngăn khác sẽ bị tắt. sẽ hiển thị
trong thanh trạng thái.
Cách kích hoạt hoặc hủy kích hoạt chế độ STAMINA
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Pin.
3Nhấn Chế độ STAMINA rồi nhấn vào thanh trượt để kích hoạt hoặc hủy kích
hoạt chức năng này. Khi chế độ STAMINA được kích hoạt, bạn có thể chọn
thêm các tùy chọn, ví dụ bạn có thể điều chỉnh phần trăm Tự động bắt đầu theo
tùy chọn của mình.
Bạn có thể miễn tối ưu hóa cho các ứng dụng bằng chế độ STAMINA trong menu Tối ưu hóa
pin.
Cách bật chế độ Ultra STAMINA
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Pin.
3Nhấn Chế độ Ultra STAMINA, sai đó nhấn Activate .
4Xác nhận để kích hoạt.
Bạn không thể miễn trừ các ứng dụng khỏi hoạt động tối ưu hóa của chế độ Ultra STAMINA.
Cách hủy kích hoạt chế độ Ultra STAMINA
1Kéo thanh trạng thái xuống để truy cập vào bảng Thông báo.
2Nhấn vào Hủy kích hoạt chế độ Ultra STAMINA.
3Nhấn vào OK.
Việc hủy kích hoạt chế độ Ultra STAMINA sẽ khởi động lại thiết bị của bạn.
Cách cập nhật thiết bị
Bạn nên cập nhật phần mềm trên thiết bị của mình để có được các chức năng, cải
tiến mới nhất và sửa lỗi nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu. Khi có bản cập
nhật phần mềm,
bản cập nhật mới theo cách thủ công hoặc nên lịch cập nhật.
Cách dễ nhất để cài đặt bản cập nhật phần mềm là cài đặt qua mạng không dây từ
thiết bị của bạn. Tuy nhiên, một số bản cập nhật không sẵn có để tải về qua mạng
không dây. Khi đó, bạn cần sử dụng phần mềm Xperia™ Companion trên PC hoặc
máy tính Mac® của Apple® để cập nhật thiết bị.
Trước khi cập nhật thiết bị, hãy xem xét các điều sau:
•Đảm bảo bạn có đủ dung lượng lưu trữ trước khi cố gắng cập nhật.
•Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị có nhiều người dùng, bạn phải đăng nhập với tư
cách chủ sở hữu, có nghĩa là người dùng chính, để cập nhật thiết bị.
•Bản cập nhật ứng dụng và hệ thống có thể trình bày các tính năng trên thiết bị của
bạn theo cách khác với cách được mô tả trong Hướng dẫn sử dụng này. Phiên bản
Android™ có thể không bị ảnh hưởng sau khi cập nhật.
Để biết thêm thông tin về các bản cập nhật phần mềm, hãy truy cập
www.sonymobile.com/update/.
Cách kiểm tra phần mềm mới
1Nếu bạn đang sử dụng thiết bị có nhiều người dùng, đảm bảo bạn đã đăng
nhập dưới dạng chủ sở hữu.
2Từ Màn hình chủ, nhấn vào
3Tìm và nhấn Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Cập nhật phần mềm.
sẽ xuất hiện trên thanh trạng thái. Bạn cũng có thể kiểm tra các
.
Nếu không có phần mềm mới nào, có thể là bạn không còn đủ bộ nhớ trống trên thiết bị của
mình. Nếu thiết bị Xperia™ của bạn còn trống dưới 500 MB bộ nhớ trong (bộ nhớ thiết bị), bạn
sẽ không nhận được bất cứ thông tin nào về phần mềm mới. Thông báo sau đây sẽ hiển thị
trong bảng Thông báo để cảnh báo bộ nhớ lưu trữ đang thiếu: Sắp hết bộ nhớ lưu trữ. Một số
chức năng hệ thống có thể không hoạt động. Nếu bạn nhận được thông báo này, bạn phải giải
phóng bộ nhớ trong (bộ nhớ điện thoại) trước khi bạn có thể nhận được các thông báo về phần
mềm mới đang có sẵn.
Cập nhật thiết bị qua kết nối không dây
Sử dụng ứng dụng cập nhật Phần mềm để cập nhật thiết bị của bạn qua mạng không
dây. Các bản cập nhật bạn có thể tải về qua mạng di động sẽ tùy thuộc vào nhà khai
thác mạng của bạn. Bạn nên sử dụng mạng Wi-Fi thay vì mạng di động để tải về phần
mềm mới giúp tránh phải trả phí lưu lượng dữ liệu.
Cách tải về và cài đặt bản cập nhật hệ thống
1Nếu bạn đang sử dụng thiết bị có nhiều người dùng, đảm bảo bạn đã đăng
nhập dưới dạng chủ sở hữu.
2Từ Màn hình chủ, nhấn vào
3Tìm và nhấn Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Cập nhật phần mềm.
4Nếu có bản cập nhật hệ thống, hãy nhấn Tải về để tải về thiết bị của bạn.
5Khi hoàn tất quá trình tải về, hãy nhấn Cài đặt và làm theo các hướng dẫn trên
màn hình để hoàn tất việc cài đặt.
Cách thiết lập cài đặt tự động
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Cập nhật phần mềm.
3Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt và chọn một tùy chọn.
.
.
Cách cập nhật thiết bị bằng máy tính
1Sử dụng cáp USB, kết nối thiết bị của bạn với máy tính.
2Đảm bảo mở khóa màn hình thiết bị và đặt chế độ kết nối USB trên thiết bị
thành Truyền tệp (MTP).
3Mở Xperia™ Companion, nếu ứng dụng này không được tự động khởi chạy.
4Đảm bảo rằng máy tính có thể truy cập Internet.
5Máy tính: Nếu phát hiện được bản cập nhật phần mềm mới, một cửa sổ bật lên
sẽ xuất hiện. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để chạy các bản cập nhật
phần mềm có liên quan.
Nếu bạn chưa cài đặt phần mềm Xperia™ Companion trên máy tính liên quan, hãy kết nối thiết
bị với máy tính và làm theo các hướng dẫn cài đặt trên màn hình. Đảm bảo rằng bạn đang sử
dụng cáp USB đi kèm với thiết bị và cáp này được kết nối đúng cách với thiết bị cũng như máy
tính.
Bảo trì bằng máy tính
Xperia™ Companion
Xperia™ Companion là dịch vụ phần mềm cung cấp bộ công cụ và ứng dụng mà bạn
có thể dùng khi kết nối thiết bị với máy tính. Với Xperia™ Companion, bạn có thể:
•Cập nhật hoặc sửa chữa phần mềm thiết bị của bạn.
•Chuyển nội dung từ thiết bị cũ bằng Xperia™ Transfer.
•Sao lưu và phục hồi nội dung trên máy tính của bạn.
•Đồng bộ hóa nội dung đa phương tiện – ảnh, video, nhạc và danh sách nhạc – giữa
thiết bị và máy tính của bạn.
•Duyệt các tập tin trên thiết bị của bạn.
Để dùng Xperia™ Companion, bạn cần có máy tính kết nối Internet đang chạy một
trong các hệ điều hành sau:
Tìm hiểu thêm và tải về Xperia™ Companion cho Windows tại
http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion/ hoặc Xperia™ Companion cho
Mac tại http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion-mac/.
Quản lý tập tin bằng máy tính
Sử dụng kết nối cáp USB giữa máy tính chạy Windows® và thiết bị của bạn để chuyển
và quản lý tập tin.
Sau khi hai thiết bị được kết nối, bạn có thể chọn có sạc pin cho thiết bị, chuyển tệp
hoặc sử dụng thiết bị làm đầu vào MIDI hay không. Máy tính của bạn sẽ phát hiện
thiết bị khi bạn chọn chế độ kết nối Truyền tệp (MTP). Chế độ kết nối mặc định được
đặt thành Chỉ sạc.
Với Xperia™ Companion, bạn có thể truy cập vào hệ thống tập tin của thiết bị. Nếu
chưa cài đặt Xperia™ Companion, bạn sẽ được yêu cầu cài đặt khi kết nối thiết bị với
máy tính.
Luôn sử dụng loại cáp USB dành cho kiểu máy Xperia™ của bạn và đảm bảo cáp này hoàn
toàn khô.
Chế độ kết nối USB
Bạn có thể sử dụng chế độ kết nối Truyền tệp (MTP) để quản lý tập tin và cập nhật
phần mềm của thiết bị. Chế độ USB này được sử dụng với máy tính Microsoft
Windows®. Tính năng sạc được bật theo mặc định.
Sử dụng chế độ MIDI, thiết bị của bạ ncó thể hoạt động như là thiết bị đầu vào MIDI
cho các ứng dụng công cụ nhạc.
Cách thay đổi chế độ kết nối USB
1Cắm đầu nối USB vào thiết bị của bạn.
2Kéo Thanh trạng thái xuống, sau đó nhấn vào Chỉ sạc.
3Nhấn vào Truyền tệp (MTP) hoặc MIDI tùy ý.
®
Bộ nhớ và lưu trữ
Thiết bị của bạn có một vài tùy chọn lưu trữ và bộ nhớ khác nhau.
•Bộ nhớ trong có dung lượng khoảng 16 GB và được dùng để lưu trữ nội dung đã
chuyển sang hoặc tải về, cùng với dữ liệu và cài đặt cá nhân. Một số ví dụ về dữ liệu
được lưu vào bộ nhớ trong là báo thức, cài đặt âm lượng và ngôn ngữ, email, dấu
trang, sự kiện trên lịch, ảnh, video và nhạc.
•Bạn có thể sử dụng thẻ nhớ có thể tháo rời, với dung lượng lên tới 128 GB, để có
thêm dung lượng lưu trữ. Bạn có thể di chuyển các tập tin media và một số ứng dụng,
cùng với mọi dữ liệu được liên kết sang loại bộ nhớ này để giải phóng bộ nhớ trong.
Một số ứng dụng, ví dụ như ứng dụng Camera, có thể lưu dữ liệu trực tiếp vào thẻ
nhớ.
•Bộ nhớ động (RAM) có dung lượng khoảng 2 GB và bạn không thể sử dụng bộ nhớ
này để lưu trữ. RAM được dùng để xử lý các ứng dụng đang chạy và hệ điều hành.
Bạn có thể phải mua riêng thẻ nhớ.
Đọc thêm về việc sử dụng bộ nhớ trong thiết bị Android bằng cách tải về Bài viết hướng dẫn
dành cho thiết bị của bạn tại www.sonymobile.com/support/.
Cải thiện hiệu suất bộ nhớ
Bộ nhớ thiết bị của bạn có xu hướng đầy dần do việc sử dụng thông thường. Nếu
thiết bị bắt đầu chậm đi hoặc ứng dụng tắt đột ngột, bạn nên xem xét các điều sau:
•Luôn cố duy trì ít nhất 100 MB bộ nhớ trong khả dụng.
•Đóng các ứng dụng đang chạy mà bạn không dùng.
•Xóa bộ nhớ cache cho tất cả các ứng dụng.
•Gỡ cài đặt các ứng dụng đã tải xuống mà bạn không dùng.
•Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ nếu bộ nhớ trong đã đầy.
•Chuyển ảnh, video và nhạc từ bộ nhớ trong sang thẻ nhớ.
•Nếu thiết bị của bạn không thể đọc nội dung trên thẻ nhớ, thì bạn có thể phải định
dạng thẻ nhớ. Lưu ý rằng tất cả nội dung trên thẻ sẽ bị xóa khi bạn định dạng.
Nếu bạn đang chia sẻ thiết bị với nhiều người dùng, bạn phải đăng nhập với tư cách chủ sở
hữu, nghĩa là người dùng chính, để có thể thực hiện một số thao tác, như chuyển dữ liệu sang
thẻ nhớ và định dạng thẻ nhớ.
Cách xem tình trạng bộ nhớ
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào biểu tượng màn hình Ứng dụng .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Lưu trữ & bộ nhớ.
Cách xem lượng RAM còn trống và đã dùng
1Từ Màn hình chủ, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại > Chẩn đoán > Thông tin.
Cách xóa bộ nhớ cache của tất cả ứng dụng
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Lưu trữ & bộ nhớ.
3Nhấn Bộ nhớ trong, rồi nhấn Dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ cache > OK.
Khi xóa bộ nhớ cache, bạn không bị mất bất cứ thông tin hay cài đặt quan trọng nào.
Cách chuyển các tập tin media sang thẻ nhớ
1Đảm bảo bạn đã lắp thẻ nhớ vào thiết bị của mình.
2Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Lưu trữ & bộ nhớ > Truyền dữ liệu sang thẻ SD.
4Đánh dấu chọn các tập tin bạn muốn truyền tải sang thẻ nhớ.
5Nhấn vào Chuyển.
Cách ngừng chạy các ứng dụng và dịch vụ
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng hoặc dịch vụ, sau đó nhấn BUỘC DỪNG > OK.
Cách định dạng thẻ nhớ
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Lưu trữ & bộ nhớ.
3Nhấn Thẻ SD > , rồi nhấn Cài đặt > Định dạng > Xóa và định dạng.
Tất cả nội dung trên thẻ nhớ sẽ bị xóa khi bạn định dạng thẻ nhớ. Đảm bảo rằng trước tiên,
bạn sao lưu tất cả dữ liệu muốn lưu. Để sao lưu nội dung, bạn có thể sao chép nội dung đó
sang máy tính. Để biết thêm thông tin, hãy xem Quản lý tập tin bằng máy tính trên trang 41.
Thông thường, bạn không nên chỉ lưu ảnh, video và các nội dung cá nhân khác trên
bộ nhớ trong của thiết bị. Nếu thiết bị của bạn bị hỏng, bị mất hoặc lấy cắp, có thể
không khôi phục được dữ liệu lưu trên bộ nhớ trong của thiết bị. Chúng tôi khuyên
bạn nên sử dụng phần mềm Xperia™ Companion để tạo các bản sao lưu, giúp lưu dữ
liệu của bạn an toàn vào một thiết bị bên ngoài. Phương pháp này đặc biệt được
khuyên dùng nếu bạn cập nhật phần mềm thiết bị lên phiên bản Android mới hơn.
Bạn nên dùng ứng dụng Sao lưu & phục hồi trên Xperia™ để sao lưu dữ liệu trước
khi thực hiện thiết lập lại dữ liệu ban đầu. Với ứng dụng này, bạn có thể sao lưu dữ
liệu vào tài khoản trực tuyến, thẻ SD hoặc vào thiết bị bộ nhớ USB gắn ngoài mà bạn
đã kết nối với thiết bị bằng bộ chuyển đổi USB Host:
Với ứng dụng Sao lưu & phục hồi của Google, bạn có thể sao lưu dữ liệu vào một
máy chủ của Google.
Sao lưu dữ liệu vào máy tính
Sử dụng phần mềm Xperia™ Companion để sao lưu dữ liệu từ thiết bị của bạn vào
PC hoặc máy Mac® của Apple®. Bạn có thể sao lưu các loại dữ liệu sau:
•Danh bạ và nhật ký cuộc gọi
•Tin nhắn SMS
•Lịch
•Các thông số cài đặt và sổ địa chỉ
•Các tập tin media như nhạc và video
•Ảnh chụp và hình ảnh
Cách sao lưu dữ liệu bằng máy tính
1Mở khóa màn hình của thiết bị và kết nối với máy tính bằng cáp USB.
2Mở phần mềm Xperia™ Companion trên máy tính nếu phần mềm này không tự
động khởi chạy. Sau vài phút, máy tính sẽ phát hiện thiết bị của bạn. Đảm bảo
chọn chế độ Truyền tệp (MTP) trên thiết bị của bạn.
3Nhấp vào Sao lưu trên màn hình chính của Xperia™ Companion.
4Làm theo các hướng dẫn trên màn hình để sao lưu dữ liệu từ thiết bị.
Nếu chưa cài đặt Xperia™ Companion, bạn sẽ được yêu cầu cài đặt khi kết nối thiết bị với máy
tính.
Cách phục hồi dữ liệu bằng máy tính
1Mở khóa màn hình của thiết bị và kết nối với máy tính bằng cáp USB.
2Mở phần mềm Xperia™ Companion trên máy tính nếu phần mềm này không tự
động khởi chạy. Sau vài phút, máy tính sẽ phát hiện thiết bị của bạn. Đảm bảo
chọn chế độ Truyền tệp (MTP) trên thiết bị của bạn.
3Nhấp vào Khôi phục trên màn hình chính của Xperia™ Companion.
4Chọn tập tin sao lưu từ bản ghi sao lưu, sau đó nhấp vào Tiếp theo rồi làm
theo hướng dẫn trên màn hình để phục hồi dữ liệu cho thiết bị.
Nếu chưa cài đặt Xperia™ Companion, bạn sẽ được yêu cầu cài đặt khi kết nối thiết bị với máy
tính.
Sao lưu dữ liệu với ứng dụng Sao lưu & phục hồi Xperia™
Với ứng dụng Sao lưu và phục hồi Xperia™, bạn có thể tạo bản sao dự phòng trên
máy hoặc bản sao dự phòng trực tuyến cho dữ liệu. Ví dụ: bạn có thể sao lưu dữ liệu
theo cách thủ công hoặc bật chức năng sao lưu tự động để lưu dữ liệu định kỳ.
Bạn nên dùng ứng dụng Sao lưu & phục hồi Xperia™ để sao lưu dữ liệu trước khi
thực hiện thiết lập lại dữ liệu ban đầu. Với ứng dụng này, bạn có thể sao lưu các loại
dữ liệu sau vào tài khoản trực tuyến, thẻ SD hoặc vào thiết bị bộ nhớ USB gắn ngoài
mà bạn đã kết nối với thiết bị bằng bộ chuyển đổi USB Host:
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Sao lưu & đặt lại.
3Để bật chức năng sao lưu tự động, nhấn Sao lưu tự động, sau đó nhấn vào
nút gạt bật-tắt.
4Để bật chức năng sao lưu thủ công, nhấn Thêm > Sao lưu thủ công.
5Trong Nơi lưu trữ tệp, nhấn Chọn bộ nhớ > Tài khoản trực tuyến.
6Nếu được nhắc, hãy đọc các điều khoản có liên quan và nếu bạn đồng ý với
các điều khoản đó, nhấn Tôi đồng ý, rồi làm theo hướng dẫn trên màn hình để
đăng nhập vào tài khoản Google™ của bạn.
7Chọn loại dữ liệu cần sao lưu, sau đó nhấn Sao lưu.
Cách thiết lập chức năng sao lưu tự động
1Nếu bạn đang sao lưu nội dung vào thiết bị lưu trữ USB, hãy bảo đảm rằng
thiết bị lưu trữ được kết nối với thiết bị của bạn bằng bộ tiếp hợp USB Host.
Nếu bạn đang sao lưu vào thẻ SD, hãy bảo đảm rằng thẻ SD được lắp đúng
cách vào thiết bị. Nếu bạn đang sao lưu nội dung vào một tài khoản trực tuyến,
hãy đảm bảo bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google ™ của mình.
2Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sao lưu & đặt lại.
4Trong Sao lưu & khôi phục Xperia™, nhấn vào Sao lưu tự động.
5Để bật chức năng sao lưu tự động, nhấn vào công tắc bật-tắt.
6Chọn tần suất sao lưu, nơi để lưu các tập tin bản sao dự phòng, thời gian để
sao lưu và loại dữ liệu để sao lưu.
7Để lưu cài đặt của bạn, hãy nhấn vào
.
Cách sao lưu thủ công nội dung
1Nếu bạn đang sao lưu nội dung vào thiết bị lưu trữ USB, hãy bảo đảm rằng
thiết bị lưu trữ được kết nối với thiết bị của bạn bằng bộ tiếp hợp USB Host.
Nếu bạn đang sao lưu vào thẻ SD, hãy bảo đảm rằng thẻ SD được lắp đúng
cách trong thiết bị. Nếu bạn đang sao lưu nội dung vào một tài khoản trực
tuyến, hãy đảm bảo bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google ™ của mình.
2Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sao lưu & đặt lại.
4Trong Sao lưu & khôi phục Xperia™, nhấn vào Thêm.
5Nhấn vào Sao lưu thủ công, sau đó chọn điểm đến cho bản sao lưu và loại dữ
liệu mà bạn muốn sao lưu.
6Nhấn vào Sao lưu.
7Sau khi dữ liệu được sao lưu, hãy nhấn vào Hoàn tất.
Cách sửa tập tin bản sao dự phòng
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sao lưu & đặt lại.
3Trong Sao lưu & khôi phục Xperia™, nhấn vào Thêm.
4Nhấn vào Chỉnh sửa tập tin sao lưu, rồi chọn nguồn sao lưu và loại dữ liệu
bạn muốn xóa.
5Nhấn vào Xóa dữ liệu.
6Nhấn vào OK để xác nhận.
7Sau khi dữ liệu được chọn, hãy nhấn vào Hoàn tất.
Google Play™ là cửa hàng Google trực tuyến chính thức để tải về các ứng dụng, trò
chơi, nhạc, phim và sách. Cửa hàng có cả ứng dụng miễn phí và trả phí. Trước khi
bạn bắt đầu tải về từ Google Play™, đảm bảo rằng bạn có kết nối Internet đang hoạt
động, tốt nhất là qua Wi-Fi nhằm hạn chế phí lưu lượng dữ liệu.
Để sử dụng Google Play™, bạn cần có tài khoản Google™. Google Play™ có thể không có
sẵn ở tất cả quốc gia hoặc khu vực.
Cách tải về ứng dụng từ Google Play™
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cửa hàng Play.
3Tìm mục bạn muốn tải về bằng cách duyệt qua các danh mục hoặc bằng cách
sử dụng chức năng tìm kiếm.
4Nhấn vào mục đó để xem chi tiết và làm theo hướng dẫn để hoàn tất việc cài
đặt.
Một số ứng dụng có thể cần phải truy cập dữ liệu, cài đặt và các chức năng khác nhau trên
thiết bị của bạn để hoạt động bình thường. Chỉ cài đặt và cho phép các ứng dụng mà bạn tin
cậy. Bạn có thể xem các quyền được cấp cho ứng dụng đã tải về cũng như trạng thái của
chúng bằng cách nhấn vào ứng dụng dưới Cài đặt > Ứng dụng.
Tải về ứng dụng từ nguồn khác
Khi thiết bị của bạn được đặt để cho phép tải về từ các nguồn ngoài Google Play™,
bạn có thể tải về ứng dụng trực tiếp từ các trang web khác bằng cách làm theo các
hướng dẫn tải về có liên quan.
Cài đặt các ứng dụng có nguồn gốc không xác định hoặc không tin cậy có thể làm hỏng thiết bị
của bạn. Chỉ tải về ứng dụng từ các nguồn tin cậy. Liên hệ với nhà cung cấp ứng dụng nếu bạn
có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.
Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị có nhiều người dùng, chỉ có chủ sở hữu, nghĩa là người
dùng chính mới có thể cho phép tải về từ các nguồn khác ngoài Google Play™. Các thay đổi
do chủ sở hữu thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người dùng khác.
Cách bật hoặc tắt tính năng tải về ứng dụng từ nguồn khác
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật.
3Nhấn vào thanh trượt Nguồn không xác định.
4Nhấn vào OK.
Một số ứng dụng có thể cần phải truy cập dữ liệu, cài đặt và các chức năng khác nhau trên
thiết bị của bạn để hoạt động bình thường. Chỉ cài đặt và cho phép các ứng dụng mà bạn tin
cậy. Bạn có thể xem các quyền được cấp cho ứng dụng đã tải về cũng như trạng thái của
chúng bằng cách nhấn vào ứng dụng dưới Cài đặt > Ứng dụng.
Trình duyệt web Google Chrome™ dành cho các thiết bị Android™ được cài đặt trước
tại hầu hết các thị trường. Truy cập http://support.google.com/chrome và nhấn vào
liên kết "Chrome dành cho Di động" để biết thông tin chi tiết hơn về cách sử dụng
trình duyệt web này.
Cách duyệt web với Google Chrome™
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào
3Nếu bạn đang sử dụng Google Chrome™ lần đầu tiên, hãy chọn đăng nhập tài
khoản Google™ hoặc duyệt web ẩn danh với Google Chrome™.
4Nhập cụm từ tìm kiếm hoặc địa chỉ web vào trường tìm kiếm và địa chỉ, sau đó
nhấn Đi trên bàn phím.
Cài đặt Internet và MMS
Để gửi tin nhắn đa phương tiện hoặc truy cập Internet khi không có mạng Wi-Fi, bạn
phải có kết nối dữ liệu di động đang hoạt động với cài đặt Internet và MMS (Dịch vụ
nhắn tin đa phương tiện) chính xác. Dưới đây là một số mẹo:
•Đối với hầu hết các mạng và nhà khai thác mạng di động, các cài đặt Internet và MMS
đều được cài đặt sẵn trên thiết bị của bạn. Khi đó, bạn có thể bắt đầu sử dụng
Internet và gửi tin nhắn đa phương tiện ngay.
•Bạn cũng có thể tải về các cài đặt Internet và MMS sau từ menu Cài đặt.
•Bạn có thể thêm, thay đổi hoặc xóa các cài đặt Internet và MMS trên thiết bị theo cách
thủ công bất kỳ lúc nào. Nếu bạn vô tình thay đổi hoặc xóa cài đặt Internet hoặc MMS,
hãy tải về cài đặt Internet và MMS lần nữa.
•Nếu bạn không thể truy cập Internet qua mạng di động hoặc nếu tính năng nhắn tin
đa phương tiện không hoạt động, ngay cả khi đã tải thành công các cài đặt Internet và
MMS về thiết bị của bạn, hãy tham khảo các mẹo khắc phục sự cố dành cho thiết bị
của bạn tại www.sonymobile.com/support/ để biết cách khắc phục các sự cố liên quan
đến phạm vi phủ sóng của mạng, dữ liệu di động và MMS.
Nếu chế độ STAMINA được bật để tiết kiệm pin, tất cả lưu lượng dữ liệu di động sẽ bị tạm
dừng khi màn hình tắt. Nếu điều này gây ra sự cố kết nối, hãy thử loại trừ một số ứng dụng và
dịch vụ để chúng không bị tạm ngừng hoặc hủy kích hoạt tạm thời chế độ STAMINA. Để biết
thêm thông tin, hãy xem Quản lý pin và năng lượng trên trang 37.
.
Nếu bạn đang dùng chung thiết bị với nhiều người dùng, chỉ chủ sở hữu, tức là người dùng
chính, mới có thể tải về các thông số cài đặt Internet và nhắn tin từ menu Cài đặt, nhưng các
cài đặt đã tải về có thể áp dụng cho tất cả người dùng.
Cách tải về cài đặt Internet và MMS
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Cài đặt Internet.
3Nhấn CHẤP NHẬN. Sau khi tải cài đặt về thành công,
trạng thái và lưu lượng dữ liệu di động sẽ tự động được bật.
Nếu không thể tải về cài đặt cho thiết bị, hãy kiểm tra cường độ tín hiệu kết nối mạng
hoặc di động của bạn. Di chuyển đến vị trí thoáng không có vật cản hoặc đến gần cửa sổ và
sau đó thử lại.
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Mạng di động.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Tên điểm truy cập > .
5Nhấn Tên và nhập tên theo mong muốn.
6Nhấn APN (Tên Điểm Truy Cập) và nhập tên của điểm truy cập.
7Nhập tất cả thông tin khác khi được yêu cầu. Nếu bạn không biết thông tin nào
được yêu cầu, hãy liên hệ với nhà khai thác mạng của bạn để biết thêm chi tiết.
8Khi bạn hoàn tất, nhấn , rồi nhấn LƯU.
9Để chọn APN mà bạn vừa thêm vào, hãy nhấn vào nút radio bên cạnh tên của
APN đó. Sau khi được chọn, APN này sẽ trở thành APN mặc định cho các dịch
vụ Internet và MMS.
Cách xem các cài đặt Internet và MMS đã tải về
1Từ Màn hình chính của bạn, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Mạng di động.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn Tên điểm truy cập.
5Để xem thêm chi tiết, hãy nhấn vào bất cứ mục nào khả dụng.
Wi-Fi
Sử dụng Wi-Fi để lướt Internet, tải về ứng dụng hoặc gửi và nhận email. Sau khi bạn
đã kết nối với mạng Wi-Fi, thiết bị của bạn sẽ nhớ mạng và tự động kết nối mạng vào
lần sau khi bạn ở trong phạm vi phủ sóng.
Một số mạng Wi-Fi yêu cầu bạn đăng nhập trang web trước khi bạn có thể lấy được
quyền truy cập. Liên hệ với quản trị viên của mạng Wi-Fi liên quan để biết thêm thông
tin.
Các mạng Wi-Fi khả dụng có thể mở hoặc được bảo mật:
•Các mạng mở được biểu thị bằng
•Các mạng bảo mật được biểu thị bằng cạnh tên mạng Wi-Fi.
cạnh tên mạng Wi-Fi.
Một số mạng Wi-Fi không hiển thị trong danh sách mạng hiện có vì chúng không phát đi tên
mạng của mình (SSID). Nếu biết tên mạng, bạn có thể thêm thủ công mạng đó vào danh sách
mạng Wi-Fi hiện có.
Cách bật hoặc tắt Wi-Fi
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn vào thanh trượt để bật hoặc tắt Wi-Fi.
Có thể mất vài giây trước khi Wi-Fi được bật.
Cách tự động kết nối với mạng Wi-Fi
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn vào thanh trượt để bật Wi-Fi. Tất cả các mạng Wi-Fi khả dụng sẽ được
hiển thị.
4Nhấn vào một mạng Wi-Fi để kết nối với mạng đó. Đối với các mạng bảo mật,
nhập mật khẩu thích hợp.
sẽ được hiển thị trong thanh trạng thái khi bạn
được kết nối.
Để tìm kiếm các mạng khả dụng mới, hãy nhấn
kết nối thành công với mạng Wi-Fi, hãy tham khảo các mẹo khắc phục sự cố thích hợp cho
thiết bị của bạn tại www.sonymobile.com/support/.
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn > Thêm mạng.
4Nhập thông tin Tên mạng (SSID).
5Để chọn loại bảo mật, hãy nhấn vào trường Bảo mật.
6Nhập mật khẩu, nếu được yêu cầu.
7Để sửa một số tùy chọn nâng cao, như cài đặt proxy và IP, hãy nhấn Tùy chọn
nâng cao, sau đó sửa các tùy chọn theo ý muốn.
8Nhấn Lưu.
Liên hệ với quản trị viên mạng Wi-Fi của bạn để nhận SSID mạng và mật khẩu mạng.
Tăng cường độ tín hiệu Wi-Fi
Bạn có thể thực hiện một số việc sau để cải thiện khả năng thu tín hiệu Wi-Fi:
•Di chuyển thiết bị đến gần điểm truy cập Wi-Fi hơn.
•Di chuyển điểm truy cập Wi-Fi ra xa vật cản hoặc nguồn nhiễu có thể có.
•Không che vùng ăng-ten Wi-Fi của thiết bị (vùng được tô sáng trong hình minh họa).
Cài đặt Wi-Fi
Khi bạn được kết nối với mạng Wi-Fi hoặc khi có các mạng Wi-Fi khả dụng xung
quanh, bạn có thể xem trạng thái của các mạng này. Bạn cũng có thể kích hoạt thiết
bị để thông báo cho bạn bất cứ khi nào phát hiện được mạng Wi-Fi mở.
Cách bật hoặc tắt thông báo mạng Wi-Fi®
1Bật Wi-Fi nếu bạn chưa bật.
2Từ Màn hình chính, nhấn
3Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
4Nhấn
5Nhấn vào thanh trượt Thông báo mạng.
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn vào mạng Wi-Fi hiện đang kết nối. Thông tin chi tiết về mạng sẽ hiển thị.
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn
4Chọn một tùy chọn.
> Cài đặt.
Cách xem thông tin chi tiết về mạng Wi-Fi được kết nối
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Wi-Fi.
3Nhấn . Địa chỉ MAC được hiển thị trong danh sách.
WPS
WPS (Wi-Fi Protected Setup™) là một tiêu chuẩn mạng không dây giúp bạn thiết lập
các kết nối mạng không dây bảo mật. Nếu bạn có hiểu biết chút ít về bảo mật không
dây, WPS sẽ giúp bạn dễ dàng thiết lập mã hóa Wi-Fi Protected Access® (WPA) để
bảo mật mạng của mình. Bạn cũng có thể thêm các thiết bị mới vào hệ thống mạng
hiện hữu mà không cần phải nhập các mật khẩu dài dòng.
Sử dụng một trong những phương pháp sau để kích hoạt WPS:
•Phương pháp nhấn nút – chỉ cần nhấn một nút trên thiết bị có hỗ trợ WPS, ví dụ như
bộ định tuyến.
•Phương pháp mã PIN – điện thoại của bạn sẽ tạo ra một mã PIN (Số nhận dạng cá
nhân) ngẫu nhiên để bạn nhập vào thiết bị có hỗ trợ WPS.
Cách kết nối với mạng Wi-Fi bằng nút WPS
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Wi-Fi.
3Bật Wi-Fi nếu bạn chưa bật.
4Nhấn
, rồi nhấn Cài đặt > Nút Đẩy WPS, sau đó bấm nút WPS trên thiết bị
được hỗ trợ WPS.
.
Cách kết nối với mạng Wi-Fi bằng mã PIN WPS
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Wi-Fi.
3Bật Wi-Fi nếu bạn chưa bật.
4Nhấn
5Trên thiết bị được hỗ trợ WPS, nhập mã PIN xuất hiện trên thiết bị của bạn.
> Cài đặt > Nhập mã PIN WPS.
.
Chia sẻ kết nối dữ liệu di động
Bạn có thể chia sẻ kết nối dữ liệu di động của mình với thiết bị khác bằng một vài
cách:
•Phương thức nối USB – chia sẻ kết nối dữ liệu di động của bạn với một máy vi tính
bằng cáp USB.
•Phương thức nối Bluetooth® – chia sẻ kết nối dữ liệu di động của bạn với tối đa năm
thiết bị khác qua Bluetooth®.
•Điểm truy cập Wi-Fi di động – chia sẻ kết nối dữ liệu di động của bạn đồng thời với tối
đa 8 thiết bị khác, bao gồm những thiết bị hỗ trợ công nghệ WPS.
Cách chia sẻ kết nối dữ liệu bằng cáp USB
1Tắt tất cả các kết nối cáp USB với thiết bị.
2Nối thiết bị với máy tính bằng cáp USB đi kèm với thiết bị.
3Từ Màn hình chủ, nhấn
4Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Làm điểm t.cập Internet & p.sóng DÐ.
5Kéo thanh trượt bên cạnh Để TC Internet qua USB sang phải, sau đó nhấn
OK nếu được nhắc.
nối.
6Để ngừng chia sẻ kết nối dữ liệu, hãy kéo thanh trượt bên cạnh Để TC Internet
qua USB sang trái hoặc rút cáp USB.
.
sẽ được hiển thị trong thanh trạng thái khi bạn được kết
Bạn không thể cùng lúc chia sẻ kết nối dữ liệu và thẻ SD của thiết bị qua cáp USB.
Cách chia sẻ kết nối dữ liệu di động với thiết bị Bluetooth® khác
1Đảm bảo rằng thiết bị của bạn và thiết bị Bluetooth® khác được ghép nối với
nhau và lưu lượng dữ liệu di động được kích hoạt trên thiết bị của bạn.
2Thiết bị của bạn: Từ Màn hình chính, nhấn vào .
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Thêm > Làm điểm t.cập Internet & p.sóng DÐ rồi
nhấn vào thanh trượt Phương pháp nối Bluetooth để bật chức năng này.
4Thiết bị Bluetooth®: Thiết lập thiết bị để máy có kết nối mạng bằng cách sử
dụng Bluetooth®. Nếu thiết bị là một máy tính, hãy tham khảo các hướng dẫn
liên quan để hoàn tất việc thiết lập. Nếu thiết bị chạy hệ điều hành Android™,
hãy nhấn vào biểu tượng cài đặt bên cạnh tên của thiết bị được ghép nối trong
Cài đặt > Bluetooth > Thiết bị được ghép nối, sau đó đánh dấu hộp kiểm
Truy cập Internet.
5Thiết bị của bạn: Nhấn vào Cài đặt bên cạnh thiết bị được ghép nối. Sau đó,
đánh dấu hộp kiểm truy cập Internet. Đợi
xuất hiện trên thanh trạng thái. Sau
khi xuất hiện, quá trình thiết lập đã hoàn tất.
6Để dừng chia sẻ kết nối dữ liệu di động của bạn, hãy nhấn lại vào thanh trượt
Phương pháp nối Bluetooth để tắt chức năng này.
Chức năng Phương pháp nối Bluetooth bị tắt mỗi khi bạn tắt thiết bị hoặc tắt chức năng
Bluetooth®.
Để biết thêm thông tin về ghép nối và bật lưu lượng dữ liệu di động, hãy xem Cách ghép nốithiết bị của bạn với một thiết bị Bluetooth® khác trên trang 127 và Cách thêm mạng riêng ảo
trên trang 54.
Cách sử dụng thiết bị như một điểm truy cập Wi-Fi di động
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Làm điểm t.cập Internet & p.sóng DÐ.
3Nhấn Cài đặt điểm phát sóng di động > Cấu hình điểm truy cập Wi-Fi.
4Nhập thông tin Tên mạng (SSID).
5Để chọn loại bảo mật, hãy nhấn vào trường Bảo mật. Nhập mật khẩu, nếu
được yêu cầu.
6Nhấn Lưu.
7Nhấn
, rồi kéo thanh trượt bên cạnh Điểm phát sóng di động sang phải.
8Nếu được nhắc, hãy nhấn vào OK để xác nhận. xuất hiện trên thanh trạng
thái sau khi điểm truy cập Wi-Fi di động hoạt động.
9Để ngừng chia sẻ kết nối dữ liệu qua Wi-Fi, hãy kéo thanh trượt bên cạnh
Điểm phát sóng di động sang trái.
Cách cho phép thiết bị hỗ trợ WPS sử dụng kết nối dữ liệu di động của bạn
1Hãy bảo đảm rằng thiết bị của bạn đóng vai trò là điểm truy cập Wi-Fi di động.
2Từ Màn hình chính, nhấn
.
3Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Làm điểm t.cập Internet & p.sóng DÐ > Cài
đặt điểm phát sóng di động.
4Nhấn vào thanh trượt Có thể phát hiện để bật chức năng này.
5Trong Cấu hình điểm truy cập Wi-Fi, hãy bảo đảm rằng điểm truy cập di động
của bạn được bảo vệ bằng mật khẩu.
6Nhấn Nút Đẩy WPS, rồi làm theo hướng dẫn liên quan. Hoặc, nhấn
> Nhập
mã PIN WPS, rồi nhập mã PIN xuất hiện trên thiết bị được hỗ trợ WPS.
Cách đổi tên hoặc bảo mật điểm phát sóng di động
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Làm điểm t.cập Internet & p.sóng DÐ.
3Nhấn Cài đặt điểm phát sóng di động > Cấu hình điểm truy cập Wi-Fi.
4Nhập Tên mạng (SSID) cho mạng.
5Để chọn loại bảo mật, nhấn vào trường Bảo mật.
6Nhập mật khẩu, nếu được yêu cầu.
7Nhấn Lưu.
Việc điều chỉnh cài đặt sử dụng dữ liệu có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn việc sử
dụng dữ liệu nhưng không thể đảm bảo tránh phải trả thêm phí.
Cách bật hoặc tắt lưu lượng dữ liệu
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Sử dụng dữ liệu.
3Nhấn vào thanh trượt Lưu lượng dữ liệu di động để bật hoặc tắt lưu lượng
dữ liệu.
4Chọn một thẻ SIM để bật kết nối mạng dữ liệu di động.
Khi tắt lưu lượng dữ liệu, thiết bị của bạn vẫn có thể thiết lập các kết nối Wi-Fi và Bluetooth®.
Cách đặt cảnh báo mức sử dụng dữ liệu
1Đảm bảo rằng bạn đã bật lưu lượng dữ liệu di động.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sử dụng dữ liệu.
4Chọn một thẻ SIM.
5Để đặt mức độ cảnh báo, hãy kéo vạch cảnh bảo đến giá trị mong muốn. Bạn
cũng có thể nhập giới hạn dữ liệu theo cách thủ công bằng cách nhấn vào số
được hiển thị bên cạnh dòng. Bạn sẽ nhận được một thông báo cảnh báo khi
lưu lượng dữ liệu đạt tới mức bạn đã đặt.
Cách đặt giới hạn mức sử dụng dữ liệu di động
1Đảm bảo rằng bạn đã bật lưu lượng dữ liệu di động.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sử dụng dữ liệu.
4Nhấn vào tab Di động.
5Chọn một thẻ SIM.
6Nhấn vào thanh trượt bên cạnh Đặt giới hạn dữ liệu di động để bật chức
năng này, sau đó nhấn vào thanh trượt OK.
7Để đặt giới hạn mức sử dụng dữ liệu di động, hãy kéo vạch giới hạn dữ liệu
đến giá trị mong muốn. Bạn cũng có thể đặt giới hạn dữ liệu theo cách thủ công
bằng cách nhấn vào số được hiển thị bên cạnh dòng.
.
.
Khi mức sử dụng dữ liệu di động của bạn đạt tới giới hạn đã đặt, thì lưu lượng dữ liệu di động
trên thiết bị sẽ tắt tự động.
Cách kiểm soát việc sử dụng dữ liệu của các ứng dụng riêng biệt
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Sử dụng dữ liệu.
3Nhấn vào ứng dụng bạn muốn kiểm soát, rồi kéo thanh trượtHạn chế dữ liệu
nền ứng dụng sang phải và nhấn OK.
4Để truy cập thêm các cài đặt cụ thể cho ứng dụng, nhấn Cài đặt ứng dụng và
thực hiện các thay đổi bạn muốn.
Hiệu suất hoạt động của các ứng dụng riêng biệt có thể bị ảnh hưởng nếu bạn thay đổi các cài
đặt sử dụng dữ liệu liên quan.
Cách kiểm tra mức sử dụng dữ liệu
1Từ Màn hình chủ, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Sử dụng dữ liệu.
3Nhấn
, sau đó nhấn Hiển thị Wi‑Fi.
4Để xem thông tin về lượng dữ liệu truyền qua Wi-Fi, hãy nhấn vào tab Wi-Fi.
5Để xem thông tin về lượng dữ liệu truyền qua kết nối dữ liệu di động, hãy nhấn
Bất kỳ một trong hai thẻ SIM nào lắp vào trong thiết bị của bạn cũng có thể quản lý
lưu lượng dữ liệu, nhưng chỉ có chọn một thẻ SIM để quản lý dữ liệu tại bất cứ thời
điểm nào. Bạn có thể chọn thẻ SIM để dùng cho lưu lượng dữ liệu trong lúc cài đặt sơ
bộ thiết bị của mình, hoặc có thể chọn hay thay đổi nó sau này bằng menu Cài đặt.
Cách thay đổi thẻ SIM dùng cho lưu lượng dữ liệu
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Hai SIM > Lưu lượng dữ liệu di động.
3Chọn thẻ SIM bạn muốn sử dụng cho lưu lượng dữ liệu.
Để có tốc độ dữ liệu cao hơn, hãy chọn thẻ SIM hỗ trợ mạng di động nhanh nhất, như 3G.
Chọn mạng di động
Thiết bị của bạn hỗ trợ sử dụng hai mạng khác nhau cùng lúc. Bạn có thể chọn trong
số các kết hợp chế độ mạng sau đây khi lắp hai thẻ SIM vào thiết bị của mình:
•Một mạng LTE và một mạng GSM
•Một mạng WCDMA và một mạng GSM
•Hai mạng GSM
Đối với mỗi thẻ SIM, bạn có thể cài cho thiết bị của mình tự động chuyển đổi giữa các
mạng di động tùy thuộc vào mạng di động nào sử dụng được ở chỗ của bạn. Bạn
cũng có thể tự cài thiết bị của mình để sử dụng một chế độ mạng di động cụ thể cho
từng thẻ SIM, ví dụ, WCDMA hoặc GSM.
Các biểu tượng trạng thái khác nhau sẽ được hiển thị trên thanh trạng thái tùy thuộc
vào loại hay chế độ của mạng mà bạn đang kết nối vào. Tham khảo Biểu tượng trạngthái ở trang 32 để xem các biểu tượng trạng thái khác trông như thế nào.
Cách chọn chế độ mạng
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Mạng di động.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn Loại mạng ưa thích, sau đó chọn một chế độ mạng.
Cách chọn một mạng khác theo cách thủ công
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Mạng di động.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Nhà cung cấp dịch vụ mạng.
5Nhấn vào Chế độ dò mạng, sau đó chọn Thủ công.
6Chọn một mạng.
Nếu bạn chọn một mạng theo cách thủ công, thiết bị của bạn sẽ không tìm kiếm các mạng
khác, ngay cả khi bạn di chuyển ra khỏi phạm vi của mạng đã chọn theo cách thủ công.
Cách kích hoạt tính năng chọn mạng tự động
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > Mạng di động.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Nhà khai thác mạng.
5Nhấn vào Chế độ dò mạng, sau đó chọn Tự động.
.
.
Mạng riêng ảo (VPN)
Sử dụng thiết bị để kết nối đến mạng riêng ảo (VPN), cho phép bạn truy cập vào các
nguồn bên trong một mạng nội bộ bảo mật từ mạng công cộng. Ví dụ: các kết nối
VPN thường được các tập đoàn và các tổ chức giáo dục sử dụng cho những người
dùng cần truy cập vào mạng nội bộ và các dịch vụ nội bộ khác khi họ đang ở ngoài
mạng nội bộ, ví dụ như khi họ đang đi du lịch.
Các kết nối VPN có thể được thiết lập theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào mạng. Một số
mạng có thể yêu cầu bạn chuyển và cài đặt chứng chỉ bảo mật trong thiết bị của bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thiết lập kết nối đến mạng riêng ảo của bạn,
hãy liên hệ với quản trị viên mạng của công ty hoặc tổ chức.
Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị có nhiều người dùng, bạn có thể cần đăng nhập vào dưới
dạng chủ sở hữu, có nghĩa là người dùng chính, để điều chỉnh các cài đặt dành cho VPN.
Cách thêm mạng riêng ảo
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > VPN.
3Nhấn vào
.
4Chọn loại VPN để thêm.
5Nhập cài đặt VPN.
6Nhấn Lưu.
Cách kết nối mạng riêng ảo
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn Cài đặt > Thêm > VPN.
3Trong danh sách các mạng khả dụng, nhấn vào VPN mà bạn muốn kết nối.
4Nhập thông tin bắt buộc.
5Nhấn vào Kết nối.
Cách ngắt kết nối khỏi mạng riêng ảo
1Nhấn đúp vào thanh trạng thái để mở Bảng thông báo.
2Nhấn vào thông báo cho kết nối VPN đó để tắt thông báo.
Đồng bộ hóa thiết bị của bạn với danh bạ, email, sự kiện lịch và thông tin khác từ các
tài khoản trực tuyến, như tài khoản email Gmail™ và Exchange ActiveSync,
Facebook™, Flickr™. Bạn có thể tự động đồng bộ hóa dữ liệu cho các tài khoản đó
bằng cách kích hoạt chức năng tự động đồng bộ hóa. Hoặc bạn có thể đồng bộ hóa
thủ công từng tài khoản.
Cách thiết lập tài khoản trực tuyến để đồng bộ hóa
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn Cài đặt > Đồng bộ hóa tài khoản > Thêm tài khoản, sau đó chọn tài
khoản bạn muốn thêm.
3Làm theo các hướng dẫn để tạo tài khoản hoặc đăng nhập nếu bạn đã có tài
khoản.
Cách đồng bộ hóa thủ công với tài khoản trực tuyến
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào tên của tài khoản bạn muốn đồng bộ hóa. Một danh sách các mục sẽ
xuất hiện cho biết những nội dung nào có thể được đồng bộ hóa với tài khoản.
3Nhấn vào nút gạt bật/tắt bên cạnh mục bạn muốn đồng bộ hóa.
.
> Cài đặt > Đồng bộ hóa tài khoản .
Cách xóa tài khoản trực tuyến
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào tên của tài khoản bạn muốn xóa.
3Nhấn
4Nhấn Xóa tài khoản lần nữa để xác nhận.
, sau đó nhấn Xóa tài khoản.
> Cài đặt > Đồng bộ hóa tài khoản .
Đồng bộ hóa với Microsoft® Exchange ActiveSync®
Nếu công ty của bạn sử dụng tài khoản Microsoft Exchange ActiveSync, thì bạn có
thể truy cập thư email, cuộc hẹn theo lịch và danh bạ công ty trực tiếp trên thiết bị.
Sau khi cài đặt, bạn có thể tìm thông tin của mình trong các ứng dụng Email, Lịch và
Danh bạ.
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo.
3Nhấn vào thanh trượt Đồng thời rung khi có cuộc gọi để bật chức năng này.
Cách đặt nhạc chuông
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Nhạc chuông điện
thoại.
3Chọn một tùy chọn từ danh sách hoặc nhấn vào và chọn một tập tin nhạc đã
được lưu trên thiết bị của bạn.
4Để xác nhận, nhấn vào Xong.
Cách chọn âm thông báo
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Âm thanh thông báo.
3Chọn một tùy chọn từ danh sách hoặc nhấn vào và chọn một tập tin nhạc đã
được lưu trên thiết bị của bạn.
4Để xác nhận, nhấn vào Xong.
Một số ứng dụng có âm thông báo cụ thể của riêng chúng mà bạn có thể chọn từ cài đặt của
ứng dụng đó.
Cách bật âm báo chạm
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Âm thanh khác.
3Nhấn vào thanh trượt để tùy ý bật hoặc tắt âm chạm.
Chế độ Không làm phiền
Bạn có thể đặt thiết bị ở chế độ Không làm phiền và quyết định thời gian thiết bị ở chế
độ Không làm phiền bằng cách thủ công. Bạn cũng có thể đặt sẵn thời điểm thiết bị tự
động vào chế độ Không làm phiền.
Cách kích hoạt chế độ Không làm phiền
1Kéo thanh trạng thái xuống để truy cập bảng Cài đặt nhanh.
2Tìm và nhấn vào
3Chọn một tùy chọn rồi nhấn Xong.
Cách chuyển nhanh giữa chế độ Không làm phiền/Rung/Âm thanh
1Bấm phím tăng hoặc giảm âm lượng cho tới khi
2Nhấn hoặc để chuyển nhanh giữa chế độ Rung/Âm thanh. Để kích hoạt
chế độ Không làm phiền, bấm phím giảm âm lượng khi ở chế độ rung.
Cách lên lịch cho các khoảng thời gian ở chế độ Không làm phiền
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Không làm phiền >
Quy tắc tự động.
3Chọn thời gian hoặc sự kiện để lên lịch cho chế độ Không làm phiền hoặc thêm
quy tắc mới.
4Nhập tên mong muốn cho quy tắc, sau đó nhấn OK.
5Tìm và nhấn Ngày và đánh dấu chọn các hộp kiểm cho những ngày có liên
quan, sau đó nhấn Xong.
6Để điều chỉnh thời gian bắt đầu, nhấn Thời gian bắt đầu và chọn một giá trị,
sau đó nhấn OK.
7Để điều chỉnh thời gian kết thúc, nhấn Thời gian kết thúc và chọn một giá trị,
sau đó nhấn OK. Thiết bị của bạn sẽ ở chế độ Không làm phiền trong khoảng
Bạn có thể chọn loại thông báo được phép kêu ở chế độ im lặng và bạn có thể lọc các
trường hợp ngoại lệ dựa trên đối tượng gửi thông báo. Các loại trường hợp ngoại lệ
phổ biến nhất bao gồm:
•Sự kiện và lời nhắc
•Cuộc gọi
•Tin nhắn
•Báo thức
Cách cho phép các trường hợp ngoại lệ ở chế độ Không làm phiền
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Không làm phiền > Chỉ
được phép trong Ưu tiên.
3Nhấn vào thanh trượt để xem tùy chọn mong muốn.
Cách liên kết trường hợp ngoại lệ với các loại liên lạc cụ thể
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Không làm phiền > Chỉ
được phép trong Ưu tiên.
3Nhấn Cuộc gọi hoặc Tin nhắn.
4Chọn một tùy chọn.
.
Cài đặt màn hình
Cách điều chỉnh độ sáng màn hình
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình.
3Kéo thanh trượt bên cạnh Độ sáng thích nghi sang vị trí tắt.
4Nhấn Mức sáng.
5Kéo thanh trượt để điều chỉnh độ sáng.
Giảm độ sáng giúp kéo dài thời lượng pin.
Cách bật hoặc tắt rung khi chạmĐể bật chế độ rung khi chạm
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Âm thanh khác.
3Nhấn vào thanh trượt Rung khi chạm để bật hoặc tắt chức năng.
Cách điều chỉnh thời gian chờ trước khi màn hình tắt
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Ngủ.
3Chọn một tùy chọn.
Để tắt nhanh màn hình, bấm nhẹ vào phím nguồn
.
.
.
Điều khiển đèn nền thông minh
Điều khiển đèn nền thông minh giữ cho màn hình luôn bật đến chừng nào thiết bị còn
được giữ trên tay bạn. Khi bạn đặt thiết bị xuống, màn hình tắt theo cài đặt ngủ của
bạn.
Cách bật hoặc tắt chức năng Điều khiển đèn nền thông minh
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Đ.khiển đèn nền thông minh.
3Nhấn vào thanh trượt để bật hoặc tắt chức năng này.
Sử dụng tính năng ghim màn hình để thiết lập cho thiết bị chỉ hiển thị màn hình của
một ứng dụng cụ thể. Chẳng hạn, nếu bạn đang chơi trò chơi và vô tình chạm vào
phím điều hướng Home, thì tính năng ghim màn hình sẽ giúp cho màn hình ứng dụng
trò chơi đang hoạt động không bị thu nhỏ lại. Bạn cũng có thể dùng tính năng này khi
đưa thiết bị cho người khác mượn, để họ không thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng
khác. Ví dụ: bạn có thể cho người khác mượn điện thoại để gọi điện và ghim màn
hình vào ứng dụng Điện thoại, để người đó không thể dễ dàng sử dụng các ứng dụng
khác, như Email.
Ghim màn hình không phải là tính năng bảo mật, và không thể hoàn toàn ngăn chặn người
dùng khác bỏ ghim màn hình và truy cập thiết bị của bạn. Để bảo vệ dữ liệu của mình, bạn nên
cài đặt để thiết bị yêu cầu có mã PIN, mật khẩu hoặc hình khóa màn hình trước khi ai đó có thể
bỏ ghim màn hình.
Cách bật hoặc tắt tính năng ghim màn hình
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình khóa và bảo mật > Ghim màn hình.
3Nhấn vào thanh trượt để bật hoặc tắt chức năng này.
4Nếu đã bật tính năng Ghim màn hình, bạn có thể nhấn vào thanh trượt Khóa
thiết bị khi bỏ khóa màn hình để tùy ý bật hoặc tắt chức năng bảo mật bổ
sung này.
Tính năng ghim màn hình có thể hoạt động mà không cần hình mở khóa, PIN hoặc mật khẩu.
Cách ghim màn hình
1Hãy bảo đảm rằng màn hình được kích hoạt trên thiết bị.
2Mở một ứng dụng và đi đến màn hình bạn muốn ghim.
3Nhấn vào
4Để hiển thị biểu tượng ghim màn hình , vuốt lên trên.
5Nhấn vào .
6Trong cửa sổ bật lên xuất hiện, nhấn vào Đã hiểu.
.
Cách bỏ ghim màn hình
1Trên màn hình được ghim, chạm và giữ
và cùng lúc.
2Nhả cả hai nút ra.
Nếu bạn chọn một tùy chọn bảo mật khi bạn đã kích hoạt chức năng ghim màn hình, bạn phải
nhập hình mở khóa, mã PIN hoặc mật khẩu để mở khóa thiết bị trước khi có thể bỏ ghim màn
hình.
Cài đặt ứng dụng
Một số ứng dụng sẽ yêu cầu các quyền hạn khi bạn bắt đầu sử dụng chúng. Bạn có
thể cho phép hoặc từ chối các quyền riêng biệt cho mỗi ứng dụng, hoặc từ menu Cài
đặt hoặc từ hộp thoại xác nhận Quyền hạn. Các yêu cầu về quyền sẽ tùy thuộc vào
thiết kế của ứng dụng.
Cho phép hoặc từ chối các quyền hạn
Bạn có thể chọn để cho phép hoặc từ chối các quyền khi hiển thị hộp thoại này. Nếu
bạn đã sử dụng một phiên bản Android khác trước đó, hầu hết các ứng dụng đã được
cấp các quyền cần thiết.
Cách cho phép quyền hạn
1Để cho phép quyền hạn, hãy nhấnCho phép.
2Khi hộp thoại xác nhận xuất hiện lần thứ hai, bạn có thể chọn tùy chọn Không
bao giờ hỏi lại nếu muốn.
3Một hộp thoại cũng sẽ giải thích lý do tại sao các ứng dụng cần đến các quyền
đó và cụ thể là sẽ sử dụng để làm gì. Để bỏ qua hộp thoại này, hãy nhấn OK.
Bạn có thể cài lại ứng dụng hoặc xóa dữ liệu ứng dụng nếu ứng dụng dừng phản hồi
hoặc gây sự cố cho thiết bị của bạn.
Cách đặt lại tùy chọn ứng dụng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ứng dụng.
3Nhấn , sau đó nhấn Đặt lại tùy chọn ứng dụng > Đặt lại ứng dụng.
Việc đặt lại tùy chọn ứng dụng sẽ không xóa bất kỳ dữ liệu ứng dụng nào khỏi thiết bị của bạn.
Cách xóa dữ liệu ứng dụng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng hoặc dịch vụ, sau đó nhấn Lưu trữ > XÓA DỮ LIỆU > OK.
Khi bạn xóa dữ liệu ứng dụng, các dữ liệu của ứng dụng đã chọn sẽ bị xóa vĩnh viễn khỏi thiết
bị của bạn. Tùy chọn xóa dữ liệu ứng dụng không khả dụng cho tất cả các ứng dụng hoặc dịch
vụ.
Cách xóa bộ nhớ cache ứng dụng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng hoặc dịch vụ, sau đó nhấn Lưu trữ > XÓA CACHE.
Tùy chọn xóa bộ nhớ cache ứng dụng không khả dụng cho tất cả các ứng dụng hoặc dịch vụ.
Cách xóa cài đặt mặc định của ứng dụng
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ứng dụng.
3Chọn một ứng dụng hoặc dịch vụ, sau đó nhấn Mở theo mặc định > XÓA
CÁC MẶC ĐỊNH.
Tùy chọn xóa bộ nhớ cài đặt mặc định của ứng dụng không khả dụng cho tất cả các ứng dụng
hoặc dịch vụ.
Daydream
Daydream là trình bảo vệ màn hình tương tác tự động hiển thị màu sắc, ảnh hoặc
trình chiếu trong khi thiết bị của bạn được gắn vào đế hoặc đang sạc và màn hình ở
chế độ chờ.
Trên thiết bị có nhiều người dùng, mỗi người dùng có thể có cài đặt Daydream của riêng mình.
Cách bật hoặc tắt trình bảo vệ màn hình Daydream
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Mơ màng.
3Nhấn vào thanh trượt để bật hoặc tắt chức năng này.
Cách chọn nội dung cho trình bảo vệ màn hình Daydream
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Mơ màng.
3Nhấn vào thanh trượt để bật chức năng này.
4Chọn nội dung bạn muốn hiển thị khi trình bảo vệ màn hình hoạt động.
Để khởi động trình bảo vệ màn hình Daydream theo cách thủ công
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Mơ màng.
3Nhấn vào thanh trượt để bật chức năng này.
4Để bật ngay trình bảo vệ màn hình Daydream, hãy nhấn vào , sau đó nhấn vào
Bắt đầu ngay.
Cài đặt ngôn ngữ
Bạn có thể chọn ngôn ngữ mặc định cho thiết bị và thay đổi lại sau. Bạn cũng có thể
thay đổi ngôn ngữ soạn thảo cho nhập văn bản.
Cách thay đổi ngôn ngữ
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ngôn ngữ & kiểu nhập > Ngôn ngữ.
3Chọn một tùy chọn.
4Nhấn vào OK.
Nếu bạn chọn sai ngôn ngữ và không thể đọc được chữ trên menu, hãy tìm và nhấn vào .
Sau đó, chọn văn bản bên cạnh và chọn mục nhập đầu tiên trong menu mở ra. Khi đó bạn
có thể chọn ngôn ngữ mình muốn.
.
Ngày và giờ
Bạn có thể thay đổi ngày và giờ trên thiết bị.
Cách cài đặt ngày thủ công
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ngày & giờ.
3Tắt chức năng Ngày & giờ tự động bằng cách nhấn vào thanh trượt.
4Nhấn vào Cài ngày.
5Vuốt sang trái hoặc phải hoặc sử dụng các mũi tên để cài đặt ngày mong muốn.
6Nhấn OK.
Cách đặt giờ thủ công
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ngày & giờ.
3Tắt chức năng Ngày & giờ tự động bằng cách nhấn vào thanh trượt.
4Nhấn vào Cài giờ.
5Chọn các giá trị thích hợp cho giờ và phút.
6Nhấn vào OK.
Để đặt múi giờ
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Ngày & giờ.
3Tắt chức năng Múi giờ tự động bằng cách nhấn vào thanh trượt.
4Nhấn vào Chọn múi giờ.
5Chọn một tùy chọn.
.
.
.
Mobile BRAVIA® Engine
Công nghệ Mobile BRAVIA® ENGINE của Sony cải thiện chất lượng xem ảnh và
video sau khi bạn chụp/quay, cung cấp cho bạn các ảnh rõ ràng, sắc nét và tự nhiên
hơn. Để giảm mức tiêu thụ pin, Mobile BRAVIA Engine được tắt theo mặc định.
Cách bật Mobile BRAVIA® Engine
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Màn hình > Cải thiện hình ảnh.
3Nhấn nút radio Mobile BRAVIA Engine 2 nếu nó vẫn chưa được chọn.
Chế độ siêu rực rỡ giúp nâng cao độ sáng và độ bão hòa màu của ảnh và video khi
bạn xem chúng trên thiết bị.
Cách bật chế độ Siêu rực rỡ
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Màn hình > Cải thiện hình ảnh.
3Nhấn nút radio Chế độ siêu sống động nếu bạn chưa chọn nút này.
Cải thiện âm thanh phát ra
Bạn có thể nâng cao chất lượng âm thanh cho thiết bị của mình, bằng cách kích hoạt
thủ công cài đặt âm thanh riêng, như Bộ chỉnh âm và Âm thanh nổi. Bạn cũng có thể
kích hoạt Bộ cân bằng động nhằm giảm thiểu sự chênh lệch về âm lượng giữa các
bài hát hoặc video.
Cách cải thiện âm thanh phát ra tự động
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Cài đặt âm thanh.
3Bật chức năng ClearAudio+ bằng cách nhấn vào thanh trượt.
Cách điều chỉnh thủ công cài đặt âm thanh
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Cài đặt âm thanh.
3Để tắt chức năng ClearAudio+ và DSEE HX nếu đã được bật, nhấn vào thanh
trượt.
4Nhấn vào Hiệu ứng âm thanh > Bộ chỉnh âm.
5Chọn tùy chọn đặt sẵn từ danh sách thả xuống hoặc điều chỉnh thủ công cài đặt
âm thanh bằng cách kéo các thanh trượt lên hoặc xuống.
.
.
Việc điều chỉnh thủ công cài đặt đầu ra âm thanh không ảnh hưởng đến các ứng dụng giao tiếp
bằng giọng nói. Ví dụ: chất lượng âm thanh của cuộc gọi thoại sẽ không thay đổi.
Cách giảm thiểu sự chênh lệch âm lượng bằng Bộ cân bằng động
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Âm thanh và thông báo > Cài đặt âm thanh.
3Nếu chức năng DSEE HX được bật, tắt chức năng này bằng cách nhấn vào
thanh trượt.
4Bật chức năng Chức năng cân bằng âm lượng bằng cách nhấn vào thanh
trượt.
Nhiều tài khoản người dùng
Thiết bị của bạn hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng, nên những người dùng khác
nhau có thể đăng nhập riêng vào thiết bị và sử dụng máy. Việc có nhiều tài khoản
người dùng sẽ rất hữu ích trong các tình huống bạn chia sẻ cùng một thiết bị với
những người khác, hoặc bạn cho người khác mượn dùng thiết bị một lát. Người dùng
thiết lập thiết bị lần đầu tiên sẽ trở thành chủ sở hữu của thiết bị. Chỉ chủ sở hữu mới
có thể quản lý tài khoản của những người dùng khác. Ngoài tài khoản chủ sở hữu,
còn có hai loại tài khoản khác:
•Người dùng thông thường: Loại tài khoản này phù hợp với người thường xuyên sử
dụng thiết bị của bạn.
•Người dùng khách: Bật tùy chọn tài khoản khách cho người chỉ muốn dùng tạm thiết
bị của bạn.
Một số tính năng chỉ khả dụng cho chủ sở hữu. Chẳng hạn, chỉ chủ sở hữu mới có thể cho
phép việc tải về từ các nguồn không phải là Google Play™.
Bạn có thể thêm tài khoản Người dùng thông thường trên thiết bị cho một ai đó
thường xuyên sử dụng thiết bị của bạn. Người dùng mới này có thể có một màn hình
chủ khác, sử dụng hình nền khác và đặt cấu hình một số cài đặt chung. Người dùng
mới cũng có thể có quyền truy cập riêng biệt vào các ứng dụng và bộ nhớ lưu trữ đối
với các tập tin như nhạc và ảnh chụp.
Cách thêm tài khoản người dùng thông thường
1Đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập với tư cách chủ sở hữu, nghĩa là người dùng
thiết lập thiết bị lần đầu tiên.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào .
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Người dùng > Thêm người dùng.
4Nhấn vào OK. Tài khoản mới sẽ được tạo.
5Nhấn THIẾT LẬP. Màn hình sẽ bị khóa và biểu tượng đại diện cho người dùng
mới được thêm vào sẽ hiển thị ở góc trên bên phải.
6Mở khóa màn hình bằng cách vuốt lên trên.
7Làm theo các hướng dẫn trên màn hình để thiết lập tài khoản cho người dùng
đó.
Bạn cũng có thể thêm tài khoản người dùng thông thường từ thanh trạng thái trên màn hình
bất kỳ. Chỉ cần kéo thanh trạng thái xuống hết cỡ và nhấn vào biểu tượng người dùng, sau đó
nhấn vào Thêm người dùng.
Cách bật hoặc tắt cuộc gọi đi cho tài khoản người dùng thường xuyên
1Đảm bảo bạn đăng nhập với tư cách là chủ sở hữu.
2Từ Màn hình chính, nhấn
3Tìm và nhấn Cài đặt > Người dùng.
4Nhấn vào
bên cạnh tên của người dùng liên quan, sau đó nhấn vào thanh
trượt Bật cuộc gọi điện thoại để bật hoặc tắt chức năng này cho người dùng.
.
Cách xóa tài khoản người dùng thông thường khỏi thiết bị
1Đảm bảo rằng bạn đăng nhập với vai trò là chủ sở hữu.
2Từ Màn hình chủ, nhấn
.
3Tìm và nhấn Cài đặt > Người dùng.
4Nhấn
bên cạnh tên người dùng bạn muốn xóa, sau đó nhấn Xóa người
dùng > Xóa.
Giới thiệu về tài khoản Người dùng khách
Nếu có ai đó chỉ muốn dùng tạm thiết bị của bạn, thì bạn có thể kích hoạt tài khoản
khách cho người dùng đó. Ở chế độ khách, thiết bị của bạn sẽ khởi động như một hệ
thống mới cài đặt, chỉ có các ứng dụng được cài đặt sẵn. Sau khi khách của bạn dùng
xong thiết bị, bạn có thể xóa sạch phiên đó, để vị khách tiếp theo có thể bắt đầu dùng
thiết bị như mới. Tài khoản người dùng khách được cài đặt sẵn và bạn không thể xóa
tài khoản này.
Cách kích hoạt tài khoản người dùng khách
1Đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập với tư cách chủ sở hữu, nghĩa là người dùng
thiết lập thiết bị lần đầu tiên.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Người dùng > Khách.
Bạn cũng có thể kích hoạt tài khoản người dùng khách từ thanh trạng thái trên bất kỳ màn
hình nào. Chỉ cần kéo thanh trạng thái xuống hết cỡ và nhấn vào biểu tượng người dùng, sau
đó nhấn vào Thêm khách.
Cách bật hoặc tắt cuộc gọi đi cho tài khoản người dùng khách
1Đảm bảo bạn đăng nhập với tư cách là chủ sở hữu.
2Từ Màn hình chính, nhấn .
3Tìm và nhấn Cài đặt > Người dùng.
4Nhấn vào bên cạnh Khách, sau đó nhấn vào thanh trượt Bật cuộc gọi điện
thoại để bật hoặc tắt chức năng này cho người dùng khách.
Cách xóa dữ liệu của phiên khách
1Hãy bảo đảm rằng bạn đăng nhập vào tài khoản khách.
2Từ Màn hình chính, nhấn vào .
3Tìm và nhấn vào Cài đặt > Người dùng.
4Tìm và nhấn vào Xóa phiên khách.
5Nhấn vào Xóa.
Bạn cũng có thể xóa phiên làm việc của khách khỏi thanh trạng thái trên mọi màn hình chừng
nào bạn còn đăng nhập vào tài khoản khách. Chỉ cần kéo thanh trạng thái xuống dưới và nhấn
vào biểu tượng người dùng, sau đó nhấn Xóa phiên khách.
Chuyển đổi giữa nhiều tài khoản người dùng
Cách chuyển đổi giữa nhiều tài khoản người dùng
1Để xem danh sách người dùng, hãy kéo thanh trạng thái xuống bằng hai ngón
tay rồi nhấn vào biểu tượng người dùng ở trên cùng bên phải màn hình.
2Nhấn vào biểu tượng đại diện cho tài khoản người dùng mà bạn muốn chuyển
đổi sang. Màn hình khóa cho tài khoản người dùng đó sẽ hiển thị.
Khi bạn chuyển sang tài khoản khách, nhấn vào
hoặc nhấn vào Có, hãy tiếp tục để tiếp tục phiên trước.
Bắt đầu lại nếu bạn muốn xóa phiên trước
Các cài đặt cho nhiều tài khoản người dùng
Có ba loại cài đặt khác nhau trên các thiết bị có nhiều người dùng:
•Các cài đặt ảnh hưởng đến tất cả người dùng và có thể được bất kỳ người dùng nào
thay đổi. Ví dụ: bao gồm ngôn ngữ, Wi-Fi, Chế độ máy bay, NFC và Bluetooth®.
•Các cài đặt chỉ ảnh hưởng đến một tài khoản người dùng. Ví dụ: bao gồm tự động
đồng bộ hóa dữ liệu, khóa màn hình, các tài khoản khác nhau được thêm và hình
nền.
•Các cài đặt chỉ được hiển thị cho chủ sở hữu và ảnh hưởng đến tất cả người dùng, ví
Bạn có thể nhập văn bản bằng bàn phím QWERTY ảo bằng cách nhấn từng chữ cái,
hoặc bạn có thể sử dụng tính năng Nhập bằng động tác và trượt ngón tay qua từng
chữ cái để tạo thành từ. Nếu bạn muốn sử dụng phiên bản nhỏ hơn của bàn phím ảo
và nhập văn bản chỉ bằng một tay, bạn có thể kích hoạt bàn phím một tay để thay thế.
Bạn có thể chọn tối đa ba ngôn ngữ cho thao tác nhập văn bản. Tính năng Phát hiện
ngôn ngữ thông minh sẽ dò tìm ngôn ngữ bạn đang sử dụng và dự đoán từ cho ngôn
ngữ đó khi bạn nhập. Một số ứng dụng sẽ tự động mở bàn phím ảo, như ứng dụng
email và nhắn tin văn bản.
1
Xóa ký tự trước con trỏ.
2 Nhập ký tự xuống dòng hoặc xác nhận kiểu nhập văn bản.
3 Nhập dấu cách.
4 Cá nhân hóa bàn phím. Phím này sẽ biến mất sau khi bàn phím được cá nhân hóa.
5
Hiển thị số và biểu tượng. Để có thêm biểu tượng, hãy nhấn .
6
Chuyển đổi giữa chữ thường , chữ hoa và toàn bộ chữ hoa . Với một vài ngôn ngữ, phím này
được sử dụng để truy cập các ký tự khác trong ngôn ngữ đó.
Bạn có thể cần điều chỉnh cài đặt trong một số ứng dụng để bật theo chiều ngang.
Cách nhập ký tự văn bản bằng ký tự
1Để nhập ký tự thấy được trên bàn phím, hãy nhấn vào ký tự đó.
2Để nhập một biến thể của ký tự, hãy chạm và giữ một ký tự bàn phím thông
thường để có danh sách các tuỳ chọn có sẵn, sau đó chọn từ danh sách này.
Ví dụ: để nhập "é", hãy chạm và giữ "e" cho đến khi các tuỳ chọn khác xuất
hiện, khi đó trong lúc vẫn giữ ngón tay bạn trên bàn phím, hãy kéo đến và chọn
"é".
Để nhập một giai đoạn
•Sau khi bạn nhập xong một từ, nhấn đúp vào thanh dấu cách.
Cách nhập văn bản bằng chức năng Nhập liệu bằng động tác
1Khi bàn phím ảo hiển thị, hãy trượt ngón tay từ chữ cái này sang chữ cái khác
để vạch ra từ bạn muốn viết.
2Sau khi nhập xong một từ, hãy nhấc ngón tay của bạn lên. Từ được gợi ý sẽ
hiển thị dựa trên các ký tự bạn đã vạch ra.
3Nếu từ mà bạn muốn sử dụng không xuất hiện, hãy nhấn để xem các tùy
chọn khác và chọn từ phù hợp. Nếu tùy chọn mong muốn không xuất hiện, hãy
xóa toàn bộ từ và vạch lại một lần nữa, hoặc nhập vào từ đó bằng cách nhấn
từng chữ cái riêng biệt.
Cách thay đổi cài đặt Nhập bằng cử chỉ
1Khi bàn phím ảo xuất hiện, hãy nhấn vào
.
2Nhấn vào , sau đó nhấn vào Cài đặt bàn phím.
3Để kích hoạt hoặc hủy kích hoạt chức năng Nhập bằng cử chỉ, hãy kéo thanh
trượt bên cạnh Lướt để viết đến vị trí bật hoặc tắt.
Cách sử dụng bàn phím một tay
1Mở bàn phím ảo ở chế độ dọc, sau đó nhấn
.
2Nhấn , sau đó nhấn Bàn phím một tay.
3Để di chuyển bàn phím một tay sang cạnh trái hoặc cạnh phải của màn hình,
nhấn
Để quay lại sử dụng bàn phím ảo đầy đủ, nhấn .
hoặc tương ứng.
Bàn phím điện thoại
Bàn phím điện thoại giống với bàn phím điện thoại chuẩn 12 phím. Bàn phím này
cung cấp các tuỳ chọn đoán trước từ nhập và nhập thông thường. Bạn có thể kích
hoạt kiểu nhập văn bản của Bàn phím điện thoại thông qua cài đặt bàn phím. Bàn
phím điện thoại chỉ khả dụng theo chiều dọc.
Chọn tùy chọn nhập văn bản. Bạn có thể nhấn vào mỗi ký tự một lần và sử dụng gợi ý từ hoặc tiếp tục
1
nhấn phím đến khi ký tự mong muốn được chọn.
2 Xóa ký tự trước con trỏ.
3 Nhập ký tự xuống dòng hoặc xác nhận kiểu nhập.
4 Nhập dấu cách.
5 Hiển thị các biểu tượng và biểu tượng cảm xúc.
6 Hiển thị số.
7 Thay đổi dạng ký tự và bật Caps lock.
Cách mở Bàn phím điện thoại lần đầu tiên
1Nhấn vào trường nhập văn bản, sau đó nhấn
.
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt bàn phím.
3Nhấn Bàn phím dọc, sau đó chọn tùy chọn Bàn phím điện thoại.
•Khi xuất hiện trong Bàn phím điện thoại, nhấn từng phím ký tự chỉ một lần,
ngay cả khi chữ cái bạn muốn không phải chữ cái đầu tiên trên phím. Nhấn và
giữ dòng gợi ý để xem thêm các gợi ý từ và chọn một từ từ danh sách.
•Khi xuất hiện trong Bàn phím điện thoại, nhấn vào phím ảo cho ký tự bạn
muốn nhập. Tiếp tục nhấn nút này cho đến khi ký tự mong muốn được chọn.
Sau đó, thực hiện tương tự với ký tự tiếp theo bạn muốn nhập, v.v.
Cách nhập số bằng Bàn phím điện thoại
•Khi Bàn phím điện thoại hiển thị, nhấn . Bàn phím điện thoại có các số sẽ
xuất hiện.
Cách chèn biểu tượng và biểu tượng cảm xúc bằng Bàn phím điện thoại
1Khi Bàn phím điện thoại hiển thị, nhấn
cảm xúc xuất hiện.
2Di chuyển lên hoặc xuống để xem thêm tuỳ chọn. Nhấn vào một biểu tượng
hoặc biểu tượng cảm xúc để chọn.
. Lưới các biểu tượng và biểu tượng
Nhập vào văn bản bằng nhập thoại
Khi nhập văn bản, bạn có thể sử dụng chức năng nhập thoại thay vì gõ từ vào. Chỉ
cần nói những từ mà bạn muốn nhập vào. Nhập thoại là một công nghệ mang tính thử
nghiệm của Google™, và có thể sử dụng được cho một số ngôn ngữ và khu vực.
Cách bật tính năng nhập bằng giọng nói
1Khi bàn phím ảo hiển thị, hãy nhấn vào
2Nhấn vào
3Kéo thanh trượt bên cạnh Phím nhập bằng giọng nói của Google™ sang
phải.
4Nhấn vào
hiện trên bàn phím ảo của bạn.
, sau đó nhấn Cài đặt bàn phím.
để lưu các cài đặt của bạn. Bây giờ, biểu tượng micrô sẽ xuất
.
Cách nhập văn bản bằng tính năng nhập bằng giọng nói
1Mở bàn phím ảo và đảm bảo rằng tính năng nhập bằng giọng nói được bật.
2Nhấn vào
3Khi bạn hoàn tất, hãy nhấn lại vào
4Sửa văn bản theo cách thủ công nếu cần.
. Khi xuất hiện, nói để nhập văn bản.
. Văn bản được đề xuất sẽ xuất hiện.
Sửa văn bản
Bạn có thể chọn, cắt, sao chép và dán văn bản khi soạn thảo. Bạn có thể truy cập các
tùy chọn chỉnh sửa bằng cách nhấn đúp vào văn bản đã nhập. Khi đó sẽ sử dụng
được các tùy chọn chỉnh sửa qua thanh ứng dụng.
Thanh sửa văn bản
Sau khi chọn văn bản bằng cách nhấn đúp vào một từ, thanh sửa sẽ xuất hiện với
một vài tùy chọn khả dụng:
•Cắt
•Sao chép
•Dán
•Chia sẻ
•Chọn toàn bộ
•Hỗ trợ
Tùy chọn
Dán chỉ xuất hiện khi bạn có văn bản lưu trên bảng ghi tạm.
1Nhấn đúp vào một từ để tô sáng từ đó.
2Bạn có thể kéo các tab ở cả hai phía của từ được tô sáng để chọn thêm văn
bản.
Cách sửa văn bản
1Nhấn đúp vào một từ để làm cho thanh ứng dụng xuất hiện.
2Chọn văn bản bạn muốn sửa, rồi sau đó sử dụng thanh ứng dụng để thực hiện
các thay đổi mong muốn.
Cá nhân hóa bàn phím ảo
Khi nhập văn bản bằng bàn phím ảo, bạn có thể truy cập cài đặt bàn phím và các cài
đặt nhập văn bản khác, để, chẳng hạn, đặt các tùy chọn cho ngôn ngữ soạn thảo, tiên
đoán văn bản và sửa lỗi. Bạn có thể nhận các gợi ý từ cho một ngôn ngữ mỗi lần,
bằng cách hủy kích hoạt tính năng Phát hiện ngôn ngữ tự động.
Bàn phím có thể sử dụng nội dung văn bản bạn đã viết khi nhắn tin và trong các ứng
dụng khác để học hỏi phong cách soạn thảo của bạn. Ngoài ra, còn có phần hướng
dẫn Cá nhân hóa giúp bạn xem qua các cài đặt cơ bản nhất, để bạn có thể nhanh
chóng bắt đầu sử dụng. Bạn có thể chọn sử dụng bàn phím khác và chuyển đổi giữa
các bàn phím. Chẳng hạn, bạn có thể chọn bàn phím tiếng Trung của Xperia™ hoặc
bàn phím tiếng Nhật của Xperia™.
Cách truy cập cài đặt bàn phím ảo
1Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, hãy nhấn
2Nhấn
, sau đó nhấn Cài đặt bàn phím và thay đổi cài đặt như mong muốn.
3Để thêm ngôn ngữ soạn thảo, nhấn Ngôn ngữ viết và đánh dấu chọn các hộp
kiểm liên quan.
.
Cách thay đổi cài đặt gợi ý từ
1Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, nhấn
2Nhấn
, sau đó nhấn Cài đặt bàn phím> Gợi ý từ.
.
3Chọn một tùy chọn.
Cách thay đổi ngôn ngữ viết bằng bàn phím ảo
Tính năng này chỉ khả dụng nếu bạn đã thêm nhiều ngôn ngữ nhập liệu và tính năng Phát hiện
ngôn ngữ tự động đã tắt hoặc nếu ngôn ngữ mà bạn chọn bao gồm các ngôn ngữ không phải
Latinh.
•Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, hãy nhấn vào biểu tượng ngôn ngữ
viết để thay đổi giữa các ngôn ngữ viết đã chọn. Chẳng hạn, hãy nhấn cho
đến khi ngôn ngữ viết bạn muốn dùng xuất hiện.
Để thay đổi cài đặt Sử dụng phong cách viết của tôi
1Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, hãy nhấn
.
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt bàn phím > Sử dụng cách viết của tôi và chọn
một tùy chọn.
Cách thay đổi cài đặt Phát hiện ngôn ngữ thông minh
Để sử dụng tính năng Phát hiện ngôn ngữ thông minh, phải chọn ít nhất hai ngôn ngữ trong
Ngôn ngữ viết. Đồng thời xin lưu ý rằng chỉ các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái La tinh mới
được hỗ trợ.
1Khi bàn phím ảo xuất hiện, hãy nhấn .
2Nhấn
, sau đó nhấn Cài đặt bàn phím.
3Để kích hoạt hoặc hủy kích hoạt chức năng Phát hiện ngôn ngữ thông minh,
hãy kéo thanh trượt bên cạnh Phát hiện ngôn ngữ thông minh đến vị trí bật
hoặc tắt.
Các biến thể bố cục dành cho bàn phím ảo có thể không khả dụng với tất cả các ngôn ngữ
soạn thảo. Bạn có thể chọn các bố cục bàn phím khác nhau cho mỗi ngôn ngữ soạn thảo.
1Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, hãy nhấn .
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt bàn phím.
3Nhấn Ngôn ngữ viết, sau đó nhấn bênh cạnh ngôn ngữ soạn thảo.
4Chọn một biến thể bố cục bàn phím.
5Nhấn OK để xác nhận.
Cách chọn bàn phím khác
1Khi bạn nhập văn bản bằng bàn phím ảo, hãy nhấn
ở phía dưới cùng bên
phải của màn hình.
2Chọn một tùy chọn.
Để bật thêm tùy chọn bàn phím, hãy nhấn Bàn phím khác, rồi kéo các thanh trượt thích hợp
sang phải.
Bạn có thể thực hiện cuộc gọi bằng cách bấm số điện thoại theo cách thủ công, bằng
cách nhấn số được lưu trong danh bạ hoặc nhấn số điện thoại trong màn hình nhật ký
cuộc gọi. Bạn cũng có thể sử dụng chức năng quay số thông minh để tìm nhanh các
số điện thoại trong danh bạ và nhật ký cuộc gọi bằng cách nhập một phần số hoặc tên
liên lạc và chọn từ các gợi ý xuất hiện.
1
2Xóa số
3Bàn phím quay số
4Nút gọi
Cách mở bàn phím quay số
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào .
3Nếu bàn phím quay số không xuất hiện, nhấn vào
Cách bấm số điện thoại
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn
3Nếu nhật ký cuộc gọi xuất hiện, hãy nhấn để hiển thị bàn phím quay số.
4Nhập số điện thoại và nhấn
Để xóa số đã nhập sai, hãy nhấn
Cách gọi điện bằng chức năng quay số thông minh
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn
3Nếu nhật ký cuộc gọi xuất hiện, hãy nhấn để hiển thị bàn phím quay số.
4Sử dụng bàn phím quay số để nhập các chữ cái hoặc số tương ứng với liên lạc
bạn muốn gọi. Khi bạn nhập từng chữ cái hoặc số, danh sách các nội dung có
thể trùng khớp sẽ xuất hiện.
5Nhấn vào liên lạc bạn muốn gọi.
6Chọn một thẻ SIM.
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn . Nhật ký cuộc gọi được hiển thị.
3Nhấn để hiển thị bàn phím quay số.
4Chạm và giữ vào 0, cho đến khi dấu “+” xuất hiện.
5Nhập mã quốc gia, mã vùng không có các số 0 ở đầu, sau đó nhập số điện
thoại. Sau đó, chọn thẻ SIM bằng cách nhấn vào hoặc .
Cách thêm số quay trực tiếp vào Màn hình chủ
1Chạm và giữ một vùng trống trên Màn hình chủ, cho đến khi thiết bị rung và
menu tùy chỉnh xuất hiện.
2Trong menu tùy chỉnh, nhấn Tiện ích > Phím tắt.
3Di chuyển qua danh sách các ứng dụng và chọn Quay số Trực tiếp.
4Chọn liên lạc và số bạn muốn sử dụng làm số quay trực tiếp.
Hiển thị hoặc ẩn số điện thoại của bạn
Bạn có thể chọn hiển thị hoặc ẩn số điện thoại của mình trên thiết bị của người nhận
cuộc gọi khi bạn gọi cho họ.
Cách hiện hoặc ẩn số điện thoại của bạn trong cuộc gọi đi
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Cài đặt bổ sung > ID người gọi và chọn một tùy chọn.
.
Không phải nhà cung cấp dịch vụ mạng nào cũng đưa ra tùy chọn này.
Nhận cuộc gọi
Nếu bạn nhận được một cuộc gọi đến khi thiết bị đang ở chế độ ngủ hoặc màn hình bị
khóa, ứng dụng điện thoại sẽ mở ra ở định dạng toàn màn hình. Nếu bạn nhận được
một cuộc gọi đến khi màn hình đang hoạt động, cuộc gọi đến sẽ được hiển thị dưới
dạng một thông báo lưu ý, nghĩa là, trong một cửa sổ thu nhỏ trôi nổi ở trên cùng của
bất cứ màn hình nào đang mở. Khi có một thông báo như vậy, bạn có thể chọn để trả
lời cuộc gọi và mở màn hình ứng dụng điện thoại, hoặc có thể từ chối cuộc gọi và vẫn
ở trên màn hình hiện tại.
Cách nhận cuộc gọi đến khi màn hình đang tắt
•Kéo
•Trong thông báo lưu ý xuất hiện ở trên cùng của màn hình, hãy nhấn TRẢ LỜI.
•Khi có cuộc gọi đến, hãy kéo
sang phải.
Cách trả lời cuộc gọi đến khi màn hình đang hoạt động
Thay vì trả lời cuộc gọi, bạn có thể vào màn hình ứng dụng điện thoại chính bằng cách nhấn
vào phần trên của cửa sổ thông báo lưu ý đó. Sử dụng phương pháp này, bạn sẽ có thêm
nhiều lựa chọn để xử lý cuộc gọi. Ví dụ, bạn có thể quyết định từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn
hoặc chuyển tiếp cuộc gọi đến máy trả lời.
Cách từ chối cuộc gọi đến khi màn hình đang hoạt động
sang trái.
Cách từ chối cuộc gọi đến khi màn hình đang hoạt động
•Trong thông báo nổi bật xuất hiện ở đầu màn hình, nhấn TỪ CHỐI.
Thay vì từ chối cuộc gọi, bạn có thể chuyển tới màn hình chính của ứng dụng điện thoại bằng
cách nhấn vào phần trên của cửa sổ thông báo nổi bật đó. Với phương pháp này, bạn sẽ có
thêm nhiều tùy chọn để quản lý cuộc gọi. Chẳng hạn, bạn có thể quyết định từ chối cuộc gọi
bằng tin nhắn.
•Khi bạn nhận được cuộc gọi, hãy bấm vào phím âm lượng.
Sử dụng máy trả lời
Bạn có thể sử dụng ứng dụng máy trả lời trong thiết bị để trả lời các cuộc gọi khi bạn
bận hoặc bỏ lỡ cuộc gọi. Bạn có thể bật chức năng trả lời tự động và chỉ định số giây
chờ trước khi cuộc gọi được trả lời tự động. Bạn cũng có thể định tuyến thủ công
cuộc gọi đến máy trả lời khi bạn đang quá bận để trả lời cuộc gọi. Sau này, bạn có thể
nghe bất kỳ tin nhắn nào được để lại trên máy trả lời tự động của mình.
Trước khi sử dụng máy trả lời, bạn phải ghi âm lời chào.
Cách ghi âm lời chào cho máy trả lời
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn Máy trả lời Xperia™ > Lời chào.
5Nhấn Ghi lời chào mới và làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
Cách bật tính năng trả lời tự động
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn thẻ SIM, sau đó nhấn Máy trả lời Xperia™.
4Kéo thanh trượt bên cạnh Máy Trả lời sang phải.
.
Nếu bạn không đặt độ trễ thời gian cho tính năng trả lời cuộc gọi tự động, thì giá trị mặc định
sẽ được sử dụng.
Cách đặt khoảng trễ cho trả lời tự động
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Cuộc gọi.
3Nhấn vào một thẻ SIM, sau đó nhấn Máy trả lời Xperia™.
4Nhấn Chọn sau.
5Điều chỉnh thời gian bằng cách di chuyển lên và xuống.
6Nhấn Xong.
Cách chuyển tiếp cuộc gọi đến vào máy trả lời
•Khi có cuộc gọi đến, nhấn Tùy chọn trả lời, sau đó chọn Từ chối bằng Máy
Trả lời.
Khi có cuộc gọi đến, bạn cũng có thể đợi đến khi hết thời gian trễ đặt sẵn, để máy trả lời tự
động nhận cuộc gọi.
Cách nghe tin nhắn trên máy trả lời
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn Máy trả lời Xperia™ > Tin nhắn.
5Chọn tin nhắn thoại bạn muốn nghe.
Bạn cũng có thể nghe trực tiếp tin nhắn trong máy trả lời từ nhật ký cuộc gọi, bằng cách nhấn
.
Từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn văn bản
Bạn có thể từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn văn bản. Khi bạn từ chối cuộc gọi bằng một
tin nhắn như vậy, tin nhắn được gửi tự động đến người gọi và lưu trong cuộc trò
chuyện Nhắn tin với liên lạc.
Bạn có thể chọn từ một số tin nhắn định trước có sẵn trên thiết bị hoặc bạn có thể tạo
tin nhắn mới. Bạn cũng có thể tạo tin nhắn được cá nhân hóa của mình bằng cách
sửa tin nhắn định trước.
Cách từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn SMS
1Khi có cuộc gọi đến, hãy kéo Tùy chọn trả lời lên trên, sau đó nhấn Từ chối
bằng tin nhắn.
2Chọn một tin nhắn định trước hoặc nhấn và soạn tin nhắn mới.
Cách từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn SMS khi màn hình đang hoạt động
1Khi có cuộc gọi đến, hãy nhấn vào phần phía trên của cửa sổ thông báo nổi nơi
số điện thoại hoặc tên của liên lạc xuất hiện.
2Nhấn Tùy chọn trả lời.
3Chọn một tin nhắn định trước hoặc nhấn Viết tin nhắn mới.
Cách từ chối cuộc gọi thứ hai bằng tin nhắn SMS
1Khi bạn nghe thấy các tiếng bíp lặp lại trong lúc đang nghe cuộc gọi, hãy nhấn
Tùy chọn trả lời.
2Chọn một tin nhắn định trước hoặc nhấn Viết tin nhắn mới.
Cách sửa tin nhắn SMS được dùng để từ chối cuộc gọi
1Từ Màn hình chủ, nhấn
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM, sau đó nhấn Từ chối cuộc gọi bằng tin nhắn.
4Nhấn vào tin nhắn mà bạn muốn sửa, sau đó thực hiện những thay đổi cần
Trong nhật ký cuộc gọi, bạn có thể xem các cuộc gọi nhỡ , cuộc gọi đã nhận và
cuộc gọi đã quay số .
Cách mở nhật ký cuộc gọi
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn .
Cách xem các cuộc gọi nhỡ
1Khi có cuộc gọi nhỡ, xuất hiện trên thanh trạng thái. Kéo thanh trạng thái
xuống dưới.
2Nhấn Cuộc gọi nhỡ.
Cách gọi đến một số từ nhật ký cuộc gọi
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn . Nhật ký cuộc gọi được hiển thị.
3Để gọi trực tiếp đến một số từ nhật ký cuộc gọi, hãy nhấn vào số đó và chọn
một thẻ SIM. Để sửa số trước khi gọi, hãy chạm và giữ vào số đó, rồi nhấn Sửasố trước khi gọi.
Cách thêm số từ nhật ký cuộc gọi vào danh bạ
1Chạm và giữ vào số được hiển thị trong nhật ký cuộc gọi, rồi nhấn vào Thêm
vào Danh bạ.
2Chọn liên lạc hiện có mà bạn muốn thêm số hoặc nhấn vào Tạo liên lạc mới.
3Sửa thông tin chi tiết của liên lạc, rồi nhấn vào LƯU.
.
Cách xem các tùy chọn nhật ký cuộc gọi
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
2Tìm và nhấn vào .
3Nhấn vào
Bạn cũng có thể truy cập vào cài đặt cuộc gọi chung bằng cách làm theo hướng dẫn ở trên.
.
.
Chuyển tiếp cuộc gọi
Bạn có thể chuyển hướng cuộc gọi đến một người nhận khác, như: một số điện thoại
khác, một thiết bị khác hay đến dịch vụ trả lời tự động. Bạn cũng có thể chuyển tiếp
cuộc gọi đến thẻ SIM 1 sang thẻ SIM 2, khi thẻ SIM 1 không liên lạc được và ngược
lại. Chức năng này được gọi là SIM Kép. Bạn phải kích hoạt thủ công chức năng này.
Cách chuyển tiếp cuộc gọi
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn Chuyển tiếp cuộc gọi và chọn một tùy chọn.
5Nhập số mà bạn muốn chuyển tiếp cuộc gọi, sau đó nhấn vào Bật.
Cách tắt tính năng chuyển tiếp cuộc gọi
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Chuyển tiếp cuộc gọi.
5Chọn một tùy chọn rồi nhấn Tắt.
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Hai SIM > Khả năng kết nối SIM kép.
3Trong Khả năng kết nối SIM kép, nhấn vào thanh trượt để bật chức năng này.
4Làm theo các hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình.
Nếu chức năng SIM Kép không hoạt động sau khi bật, hãy kiểm tra xem bạn đã nhập đúng số
điện thoại cho từng thẻ SIM chưa. Trong một số trường hợp, các số điện thoại được dò tìm tự
động trong khi thiết lập. Nếu không, bạn sẽ được nhắc nhập chúng theo cách thủ công.
Hạn chế cuộc gọi
Bạn có thể chặn tất cả hoặc một số loại cuộc gọi đi và gọi đến nhất định. Nếu bạn đã
nhận được mã PIN2 từ nhà cung cấp dịch vụ của mình, bạn cũng có thể sử dụng
danh sách Số quay số định sẵn (FDN) để hạn chế các cuộc gọi đi. Nếu đăng ký của
bạn bao gồm dịch vụ thư thoại, bạn có thể chuyển trực tiếp tất cả cuộc gọi đến từ một
liên hệ cụ thể vào thư thoại. Nếu bạn muốn chặn một số nhất định, bạn có thể truy
cập Google Play™ và tải xuống các ứng dụng có hỗ trợ chức năng này.
FDN không được tất cả các nhà khai thác mạng hỗ trợ. Liên hệ với nhà khai thác mạng của
bạn để xác minh xem thẻ SIM hoặc dịch vụ mạng của bạn có hỗ trợ tính năng này không.
Cách chặn cuộc gọi đến hoặc cuộc gọi đi
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Chặn cuộc gọi, sau đó chọn một tùy chọn.
5Nhập mật khẩu và nhấn vào Bật.
Khi thiết lập tính năng chặn cuộc gọi lần đầu tiên, bạn cần nhập mật khẩu. Bạn phải sử dụng
cùng một mật khẩu này nếu muốn sửa cài đặt chặn cuộc gọi sau đó.
Cách bật hoặc tắt chế độ quay số định sẵn
1Từ Màn hình chính, nhấn .
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Số quay định sẵn.
5Nhấn Kích hoạt quay số định sẵn hoặc Tắt quay số định sẵn.
6Nhập mã PIN2 của bạn và nhấn OK.
Cách truy cập danh sách người nhận cuộc gọi được chấp nhận
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Số quay định sẵn > Số quay định sẵn.
Cách thay đổi PIN2 của thẻ SIM
1Từ Màn hình chính, nhấn
.
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Số quay định sẵn > Thay đổi mã PIN2.
5Nhập PIN2 của thẻ SIM cũ và nhấn OK.
6Nhập PIN2 của thẻ SIM mới và nhấn OK.
7Xác nhận PIN2 mới và nhấn OK.
Cách chuyển trực tiếp các cuộc gọi đến từ một liên hệ cụ thể vào thư thoại
1Từ Màn hình chính, nhấn vào .
2Tìm và nhấn vào .
3Chọn liên hệ mong muốn.
4Nhấn vào > .
5Đánh dấu hộp kiểm bên cạnh Các cuộc gọi tới thư thoại.
6Nhấn vào LƯU.
Nhiều cuộc gọi
Nếu bạn đã kích hoạt chờ cuộc gọi, bạn có thể xử lý nhiều cuộc gọi cùng một lúc. Khi
chờ cuộc gọi được kích hoạt, bạn sẽ được thông báo bằng một tiếng bíp nếu bạn
nhận được một cuộc gọi khác.
Cách kích hoạt hoặc hủy kích hoạt tính năng chờ cuộc gọi
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn vào Cài đặt > Cuộc gọi.
3Chọn một thẻ SIM.
4Nhấn vào Cài đặt bổ sung.
5Để kích hoạt hoặc hủy kích hoạt tính năng chờ cuộc gọi, nhấn Chờ cuộc gọi.
Cách trả lời cuộc gọi thứ hai và giữ cuộc đang gọi
1Khi bạn nghe tiếng bíp lặp lại khi đang gọi, hãy kéo
2Nhấn vào Giữ cuộc gọi.
.
sang phải.
Cách từ chối cuộc gọi thứ hai
•Khi bạn nghe tiếng bíp lặp lại khi đang gọi, hãy kéo
Cách thực hiện cuộc gọi thứ hai
1Trong khi đang gọi, hãy nhấn vào . Nhật ký cuộc gọi được hiển thị.
2Nhấn
3Nhập số điện thoại của người nhận và nhấn . Cuộc gọi đầu tiên sẽ được đặt
ở trạng thái chờ.
Cách chuyển đổi giữa nhiều cuộc gọi
•Để chuyển sang cuộc gọi khác và giữ cuộc gọi hiện tại, nhấn Đang giữ.
để hiển thị bàn phím quay số.
sang trái.
Cuộc gọi hội nghị
Với cuộc gọi hội nghị hoặc nhiều người tham gia, bạn có thể trò chuyện chung với hai
người trở lên.
Để biết chi tiết về số lượng người tham dự bạn có thể thêm vào cuộc gọi hội nghị, hãy liên lạc
với nhà khai thác mạng của bạn.
Cách thực hiện cuộc gọi hội nghị
1Trong khi đang gọi, hãy nhấn vào . Nhật ký cuộc gọi sẽ hiển thị.
2Để hiển thị bàn phím quay số, hãy nhấn vào
3Quay số của người tham gia thứ hai và nhấn vào . Người tham gia đầu tiên
sẽ tạm thời được đặt ở trạng thái giữ.
4Để thêm người tham gia thứ hai vào cuộc gọi và bắt đầu cuộc gọi hội nghị, hãy
nhấn vào
5Để thêm người tham gia khác vào cuộc gọi, hãy lặp lại các bước thích hợp
Cách thực hiện cuộc hội thoại riêng với một người tham gia cuộc gọi hội nghị
1Trong lúc cuộc gọi hội nghị đang diễn ra, nhấn Quản lý hội nghị.
2Nhấn vào số điện thoại của một thành viên mà bạn muốn có cuộc trò chuyện
riêng.
3Để kết thúc cuộc trò chuyện riêng tư và trở lại cuộc gọi hội nghị, nhấn .
Cách ngắt một thành viên khỏi cuộc gọi hội nghị
1Trong lúc cuộc gọi hội nghị đang diễn ra, nhấn Quản lý hội nghị.
2Nhấn bên cạnh người tham gia bạn muốn ngắt cuộc gọi.
Cách kết thúc cuộc gọi hội nghị
•Khi đang thực hiện cuộc gọi hội nghị, nhấn .
Thư thoại
Nếu đăng ký của bạn bao gồm dịch vụ thư thoại, người gọi có thể để lại thư thoại cho
bạn khi bạn không thể trả lời cuộc gọi. Số dịch vụ thư thoại của bạn thường được lưu
trên thẻ SIM. Nếu không, bạn có thể lấy số này từ nhà cung cấp dịch vụ của mình và
nhập số theo cách thủ công.
Cách nhập số thư thoại
1Từ Màn hình chính, nhấn
2Tìm và nhấn Cài đặt > Cuộc gọi > Thư thoại > Cài đặt thư thoại > Số thư
Lần đầu bạn gọi vào số hòm thư thoại của mình, hệ thống thư thoại của nhà khai thác mạng
thường nhắc bạn thiết lập hòm thư thoại. Ví dụ: bạn có thể được yêu cầu ghi lời chào và đặt
mật khẩu.
Cuộc gọi khẩn cấp
Thiết bị của bạn hỗ trợ các số điện thoại khẩn cấp quốc tế, ví dụ như 112 hoặc 911.
Thông thường, bạn có thể sử dụng các số này để gọi điện khẩn cấp ở bất kỳ quốc gia
nào khi có hoặc không có gắn thẻ SIM nếu bạn đang ở trong phạm vi mạng phủ sóng.
Cách thực hiện cuộc gọi khẩn cấp
1Mở bàn phím quay số.
2Nhập số điện thoại khẩn cấp, sau đó chọn thẻ SIM.
Bạn có thể gọi điện khẩn cấp ngay cả khi không có thẻ SIM trong máy hoặc khi tất cả các cuộc
gọi đi bị chặn.
Cách thực hiện cuộc gọi khẩn cấp khi thẻ SIM bị khóa
1Nhấn vào Cuộc gọi khẩn cấp.
2Nhập số điện thoại khẩn cấp và nhấn
.
Cách thực hiện cuộc gọi khẩn cấp khi màn hình bị khóa
1Nếu kiểu khóa màn hình đang hoạt động là Vuốt, nhấn để hiển thị bàn phím
quay số, sau đó nhập số điện thoại khẩn cấp và chọn thẻ SIM.
2Nếu màn hình của bạn bị khóa bằng mẫu hình, mã PIN hoặc mật khẩu, hãy
nhấn Cuộc gọi khẩn cấp, sau đó nhập số điện thoại khẩn cấp và nhấn vào
Có một vài cách để chuyển danh bạ sang thiết bị mới. Bạn có thể đồng bộ hóa danh
bạ từ tài khoản trực tuyến hoặc nhập danh bạ trực tiếp từ thiết bị khác.
Chuyển danh bạ bằng máy tính
Xperia™ Transfer là một ứng dụng nhằm giúp bạn thu thập danh bạ từ thiết bị cũ và
chuyển chúng sang thiết bị mới của mình. Xperia™ Transfer, ứng dụng bạn có thể
truy cập từ bên trong phần mềm Xperia™ Companion, hỗ trợ các thiết bị di động chạy
trên iOS/iCloud và Android™. Nếu bạn đang chuyển đổi từ thiết bị iOS, tính năng So
khớp ứng dụng sẽ đề nghị các ứng dụng tương đương trên Android cho các ứng
dụng iOS của bạn.
Để sử dụng Xperia™ Transfer, bạn cần:
•Máy tính kết nối Internet.
•Thiết bị Android™ mới của bạn.
•Cáp USB cho thiết bị Android™ mới.
•Thiết bị cũ.
•Cáp USB cho thiết bị cũ.
Bạn có thể không cần đến thiết bị cũ của mình. Đối với thiết bị iOS, bạn có thể kết nối trực tiếp
vào iCloud hoặc dùng một bản sao lưu trên máy. Đối với thiết bị Sony sở hữu trước đó bạn có
thể dùng bản sao lưu trên máy.
Cách chuyển danh bạ sang thiết bị mới
1Tìm kiếm và tải về Xperia™ Companion cho Windows tại
http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion/ hoặc Xperia™
Companion cho Mac tại
http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion-mac/ nếu phần mềm
chưa được cài đặt.
2Sử dụng cáp USB, kết nối thiết bị của bạn với máy tính.
3Sau khi cài đặt thành công, hãy mở phần mềm Xperia™ Companion nếu chưa
được khởi chạy tự động, sau đó nhấp vào Xperia™ Transfer và làm theo
hướng dẫn có liên quan để chuyển danh bạ của bạn.
Chuyển danh bạ bằng tài khoản trực tuyến
Nếu bạn đồng bộ hóa danh bạ trong thiết bị cũ hoặc máy tính với một tài khoản trực
tuyến, như: Google Sync™, Facebook™ hoặc Microsoft® Exchange ActiveSync®, thì
bạn có thể chuyển danh bạ của mình sang thiết bị mới bằng tài khoản đó.
Cách đồng bộ hoá danh bạ với thiết bị mới bằng tài khoản đồng bộ hoá
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt> Tài khoản & đồng bộ hóa.
3Chọn tài khoản mà bạn muốn đồng bộ hoá danh bạ, sau đó nhấn
hóa ngay bây giờ.
Bạn cần được đăng nhập vào tài khoản đồng bộ hoá liên quan trước khi bạn có thể đồng bộ
hoá danh bạ với tài khoản đó.
, sau đó nhấn .
> Đồng bộ
Các phương pháp chuyển danh bạ khác
Có một vài cách khác để chuyển danh bạ từ thiết bị cũ sang thiết bị mới của bạn. Ví
dụ: bạn có thể sao chép danh bạ vào thẻ nhớ, sử dụng công nghệ Bluetooth®, hoặc
lưu danh bạ vào thẻ SIM. Để biết thêm thông tin cụ thể về cách chuyển danh bạ từ
thiết bị cũ, tham khảo Hướng dẫn sử dụng liên quan.
1Từ Màn hình chủ, hãy nhấn , sau đó nhấn .
2Bấm , sau đó nhấn Nhập danh bạ > Thẻ SD.
3Chọn nơi lưu trữ danh bạ.
4Chọn các tập tin bạn muốn nhập vào và nhấn OK.
Cách nhập danh bạ bằng công nghệ Bluetooth
1
Hãy bảo đảm chức năng Bluetooth® đã được bật và thiết bị của bạn được đặt
®
thành hiển thị.
2Khi bạn được thông báo về tập tin đang đến thiết bị, kéo thanh trạng thái xuống
dưới và nhấn vào thông báo để chấp nhận truyền tập tin.
3Nhấn Chấp nhận để bắt đầu truyền tập tin.
4Kéo thanh trạng thái xuống dưới. Khi truyền hoàn tất, nhấn vào thông báo.
5Nhấn vào tập tin đã nhận và chọn nơi lưu trữ danh bạ.
Cách nhập danh bạ từ thẻ SIM
Bạn có thể bị mất thông tin hoặc có nhiều mục nhập liên lạc nếu bạn chuyển danh bạ bằng thẻ
SIM.
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn
, sau đó nhấn Nhập danh bạ.
3Chọn một thẻ SIM.
4Chọn nơi lưu trữ danh bạ.
5Để nhập một liên lạc riêng lẻ, tìm và nhấn vào liên lạc đó. Để nhập toàn bộ
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn và nhập số điện thoại, tên hoặc thông tin khác vào trường Tìm kiếm
danh bạ. Danh sách kết quả được lọc khi bạn nhập mỗi ký tự.
Cách chọn những liên lạc nào sẽ hiển thị trong ứng dụng Danh bạ
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn , sau đó nhấn .
2Bấm , sau đó nhấn Lọc.
3Trong danh sách hiện ra, hãy đánh dấu chọn và hủy chọn các tùy chọn mong
muốn. Nếu bạn đã đồng bộ hóa danh bạ của mình với một tài khoản đồng bộ
hóa, tài khoản đó sẽ xuất hiện trong danh sách. Để mở rộng danh sách các tùy
chọn khác, hãy nhấn vào tài khoản đó.
Thêm và sửa liên lạc
Cách thêm liên lạc
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
2Nhấn vào .
3Nếu bạn đã đồng bộ hóa liên lạc của mình với một hoặc nhiều tài khoản và bạn
đang thêm liên lạc lần đầu tiên, thì bạn phải chọn tài khoản lưu liên lạc bạn
muốn thêm. Hoặc, hãy nhấn vào Không sao lưu nếu bạn chỉ muốn sử dụng và
lưu liên lạc này trên thiết bị.
4Nhập hoặc chọn thông tin bạn muốn cho liên lạc.
5Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấn vào LƯU.
, sau đó nhấn vào .
Sau khi bạn chọn tài khoản đồng bộ hóa ở bước 3, tài khoản đó sẽ được hiển thị là tài khoản
mặc định, được cung cấp trong lần thêm liên lạc tiếp theo. Khi bạn lưu liên lạc vào một tài
khoản cụ thể, tài khoản đó sẽ được hiển thị là tài khoản mặc định để bạn lưu trong lần thêm
liên lạc tiếp theo. Nếu bạn đã lưu liên lạc vào một tài khoản cụ thể và muốn thay đổi, thì bạn
cần tạo một liên lạc mới và chọn một tài khoản khác sẽ lưu.
Nếu bạn thêm dấu cộng và mã quốc gia ở trước số điện thoại của liên lạc, thì bạn không cần
sửa lại số này khi gọi từ nước ngoài.
Cách sửa liên lạc
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
, sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào liên lạc bạn muốn sửa, sau đó nhấn vào .
3Sửa thông tin mong muốn.
4Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấn vào LƯU.
Một số dịch vụ đồng bộ hoá không cho phép bạn sửa chi tiết liên lạc.
Cách liên kết hình ảnh với liên lạc
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào , sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào liên lạc bạn muốn sửa, sau đó nhấn vào .
3Nhấn vào
, rồi chọn phương thức thêm ảnh liên lạc và sửa theo ý muốn.
4Khi bạn đã thêm hình ảnh, hãy nhấn vào LƯU.
Bạn cũng có thể thêm trực tiếp hình ảnh vào liên lạc từ ứng dụng
ảnh đã lưu vào một tài khoản trực tuyến, trước tiên, bạn phải tải ảnh đó về máy.
Album. Nếu bạn muốn thêm
Cách cá nhân hóa nhạc chuông cho một liên lạc
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
, sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào liên lạc bạn muốn sửa, sau đó nhấn vào .
3Nhấn vào
> Đặt nhạc chuông.
4Chọn một tùy chọn từ danh sách hoặc nhấn vào để chọn một tập tin nhạc đã
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Chạm và giữ vào liên lạc bạn muốn xóa.
3Để xoá tất cả các liên lạc, hãy nhấn vào mũi tên xuống để mở menu thả xuống,
sau đó chọn Chọn hết.
4Nhấn , sau đó nhấn Xóa.
Cách chỉnh sửa thông tin liên lạc về bản thân
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào , sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào Tôi, sau đó nhấn vào .
3Nhập thông tin mới hoặc thực hiện thay đổi theo ý muốn.
4Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấn vào LƯU.
Cách tạo liên lạc mới từ tin nhắn văn bản
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
, sau đó tìm và nhấn vào .
2Nhấn vào biểu tượng gần số điện thoại, rồi nhấn vào Lưu.
3Chọn một liên lạc hiện có hoặc nhấn vào Tạo liên lạc mới.
4Sửa thông tin liên lạc và nhấn vào LƯU.
Bổ sung thông tin số liên lạc khẩn cấp và y tế
Bạn có thể thêm và sửa thông tin ICE (Trong Trường hợp Khẩn cấp) trong ứng dụng
Danh bạ. Bạn có thể nhập chi tiết y tế, chẳng hạn như bệnh dị ứng và thuốc bạn đang
sử dụng, cùng với thông tin về người thân và bạn bè có thể liên hệ được trong trường
hợp khẩn cấp. Sau khi thiết lập, thông tin ICE có thể truy cập được từ màn hình khóa
an toàn. Điều này nghĩa là ngay cả khi màn hình được khóa, chẳng hạn như bằng
PIN, hình vẽ hoặc mật khẩu, nhân viên cấp cứu vẫn có thể truy xuất thông tin ICE của
bạn.
Quay lại màn hình Danh bạ chính.
1
2Xem thêm tùy chọn
3Hiển thị thông tin y tế và cá nhân của bạn dưới dạng một phần thông tin ICE
4Thông tin y tế
5Danh sách liên lạc ICE
6Tạo các liên lạc ICE mới
7Sử dụng các liên lạc hiện có làm liên lạc ICE
Cách hiển thị thông tin y tế và cá nhân của bạn như một phần của thông tin ICE
1Từ Màn hình chủ, nhấn
, sau đó nhấn .
2Nhấn ICE – Trong trường hợp khẩn cấp.
3Nhấn , rồi đánh dấu chọn hộp kiểm Hiển thị thông tin cá nhân.
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào , sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào ICE – Trong trường hợp khẩn cấp.
3Nhấn vào , sau đó nhấn vào Chỉnh sửa thông tin y tế.
4Sửa thông tin mong muốn.
5Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấn vào LƯU.
Cách thêm liên lạc ICE mới
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào , sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào ICE – Trong trường hợp khẩn cấp, sau đó nhấn vào .
3Nếu bạn đã đồng bộ hóa danh bạ với một hoặc nhiều tài khoản và bạn đang
thêm liên lạc lần đầu tiên, thì bạn phải chọn tài khoản lưu liên lạc bạn muốn
thêm. Hoặc, hãy nhấn vào Không sao lưu nếu bạn chỉ muốn sử dụng và lưu
liên lạc này trên thiết bị.
4Nhập hoặc chọn thông tin bạn muốn cho liên lạc.
5Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấn vào LƯU.
Liên lạc ICE phải có ít nhất một số điện thoại mà nhân viên cấp cứu có thể gọi đến. Nếu thiết bị
của bạn được khóa bằng chức năng khóa màn hình an toàn, thì nhân viên cấp cứu chỉ có thể
thấy số điện thoại của liên lạc ICE, ngay cả khi bạn nhập các thông tin khác về liên lạc đó trong
ứng dụng Danh bạ.
Cách sử dụng các liên lạc hiện có làm số liên lạc ICE
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn ICE – Trong trường hợp khẩn cấp, sau đó nhấn .
3Đánh dấu các liên lạc bạn muốn sử dụng làm số liên lạc ICE.
4Khi bạn đã hoàn tất, nhấn Đã xong.
Liên lạc ICE bạn chọn phải có ít nhất một số điện thoại mà nhân viên cấp cứu có thể gọi đến.
Nếu thiết bị của bạn được khóa bằng màn hình khóa an toàn, thì nhân viên cấp cứu chỉ có thể
thấy số điện thoại của các liên lạc ICE, ngay cả khi bạn nhập thông tin khác về liên lạc đó trong
ứng dụng Danh bạ.
Cách hiển thị thông tin ICE của bạn từ màn hình khóa an toàn
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn ICE – Trong trường hợp khẩn cấp.
3Nhấn
, sau đó nhấn Cài đặt.
4Đánh dấu hộp chọn ICE trong màn hình khóa.
Thông tin ICE của bạn hiển thị từ màn hình khóa theo mặc định.
Cách bật cuộc gọi đến liên lạc ICE từ màn hình khóa bảo mật
1Từ Màn hình chính, nhấn vào
, sau đó nhấn vào .
2Nhấn vào ICE – Trong trường hợp khẩn cấp.
3Nhấn
rồi nhấn Cài đặt.
4Đánh dấu chọn hộp kiểm Kích hoạt cuộc gọi trong ICE.
Một số mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ có thể không hỗ trợ cuộc gọi ICE.
Yêu thích và nhóm
Các số liên lạc mà bạn đánh dấu là yêu thích xuất hiện phía dưới thẻ yêu thích trong
ứng dụng Danh bạ cùng với các số liên lạc mà bạn gọi thường xuyên nhất hoặc "top
số liên lạc". Với cách này bạn sẽ truy cập nhanh hơn đến các số liên lạc này. Bạn
cũng có thể gán các số liên lạc vào nhóm để truy cập nhanh hơn đến một nhóm số
liên lạc từ trong ứng dụng Danh bạ.
Cách chọn hoặc bỏ chọn danh bạ là mục ưa thích
1Từ Màn hình chủ, nhấn
, sau đó nhấn .
2Nhấn vào liên lạc muốn thêm hoặc xóa khỏi mục ưa thích.
3Nhấn
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn Ưa thích.
Cách gán liên lạc vào nhóm
1Trong ứng dụng Danh bạ, nhấn vào liên lạc mà bạn muốn gán vào nhóm.
2Nhấn vào , rồi nhấn vào thanh ngay dưới Nhóm.
3Chọn hộp kiểm cho các nhóm chứa liên lạc mà bạn muốn thêm.
4Nhấn vào LƯU.
Gửi thông tin của liên lạc
Cách gửi danh thiếp
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn Tôi.
3Nhấn
4Chọn phương thức truyền hiện có và làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào liên lạc có các chi tiết bạn muốn gửi.
3Nhấn , sau đó nhấn Chia sẻ.
4Chọn phương thức truyền hiện có và làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
, sau đó nhấn Chia sẻ.
Cách gửi một liên lạc
, sau đó nhấn .
, sau đó nhấn .
Cách gửi một vài liên lạc cùng một lúc
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn
2Bấm
3Đánh dấu chọn các liên lạc bạn muốn gửi, hoặc chọn tất cả nếu bạn muốn gửi
4Nhấn
, sau đó nhấn Chọn một vài l.lạc.
đi toàn bộ danh bạ.
, sau đó chọn phương thức truyền tải hiện có và theo các chỉ dẫn trên
màn hình.
, sau đó nhấn .
Tránh các mục trùng lặp trong ứng dụng Danh bạ
Nếu bạn đồng bộ hóa danh bạ với tài khoản mới hoặc nhập thông tin liên lạc theo
cách khác, bạn có thể bị trùng lặp các mục nhập trong ứng dụng Danh bạ. Nếu điều
này xảy ra, bạn có thể ghép các mục trùng lặp để tạo thành một mục duy nhất. Và
nếu bạn vô tình ghép các mục, bạn có thể tách chúng ra lại.
Cách liên kết danh bạ
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào liên lạc mà bạn muốn liên kết với liên lạc khác.
3Bấm
4Nhấn vào liên lạc có thông tin mà bạn muốn nối với liên lạc đầu tiên, sau đó
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn
2Nhấn vào liên lạc đã liên kết mà bạn muốn sửa rồi nhấn .
3Nhấn Huỷ liên kết liên lạc > Huỷ liên kết.
, rồi nhấn Liên kết liên lạc.
nhấn OK để xác nhận. Thông tin từ liên lạc đầu tiên sẽ được ghép vào liên lạc
thứ hai và liên lạc đã liên kết sẽ được hiển thị như một liên lạc trong danh sách
Danh bạ.
Cách tách các liên lạc đã liên kết
, sau đó nhấn .
, sau đó nhấn .
Sao lưu danh bạ
Bạn có thể sử dụng bộ nhớ trong, thẻ nhớ hoặc thẻ SIM để sao lưu danh bạ. Xem
Chuyển danh bạ trên trang 80 để biết thêm thông tin về cách khôi phục danh bạ vào
thiết bị của bạn.
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn , sau đó nhấn .
2Nhấn , sau đó nhấn Xuất danh bạ > Thẻ SD.
3Nhấn OK.
Cách xuất danh bạ sang thẻ SIM
Khi bạn xuất danh bạ sang thẻ SIM, không phải mọi thông tin đều có thể được xuất theo. Vấn
đề này là do hạn chế về bộ nhớ trên các thẻ SIM.
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó nhấn .
2Bấm , rồi nhấn Xuất danh bạ.
3Chọn một thẻ SIM.
4Đánh dấu các liên lạc bạn muốn xuất ra, hoặc nhấn Chọn hết nếu bạn muốn
xuất ra toàn bộ danh bạ.
5Nhấn Xuất.
6Chọn Thêm các liên lạc nếu bạn muốn thêm các liên lạc vào danh bạ hiện hữu
trên thẻ SIM, hoặc chọn Thay thế tất cả liên lạc nếu bạn muốn thay thế danh
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó tìm và nhấn .
2Nhấn vào đoạn hội thoại mong muốn.
3Nếu tin nhắn chưa được tải về, nhấn và giữ tin nhắn đó, sau đó nhấn Tải tin
nhắn về.
Tất cả các tin nhắn đã nhận theo mặc định sẽ được lưu vào bộ nhớ thiết bị.
Cách trả lời tin nhắn
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn vào , sau đó tìm và nhấn vào .
2Nhấn vào cuộc trò chuyện chứa tin nhắn.
3Nhập trả lời của bạn và nhấn vào một trong các nút
muốn sử dụng.
Để chuyển tiếp tin nhắn
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn vào
2Nhấn vào cuộc trò chuyện chứa tin nhắn mà bạn muốn chuyển tiếp.
3Chạm và giữ tin nhắn bạn muốn gửi chuyển tiếp, sau đó nhấn vào Chuyển tiếp
tin nhắn.
4Nhập tên hoặc số điện thoại của người nhận hay thông tin liên lạc khác mà bạn
đã lưu về người nhận, sau đó chọn từ danh sách xuất hiện. Nếu người nhận
không được liệt kê là một liên lạc, hãy nhập số điện thoại của người nhận theo
cách thủ công.
5Chỉnh sửa tin nhắn, nếu cần, sau đó nhấn vào một trong các nút
SIM mà bạn muốn sử dụng.
, sau đó tìm và nhấn vào .
theo thẻ SIM mà bạn
theo thẻ
Cách lưu tập tin chứa trong tin nhắn nhận được
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào cuộc trò chuyện mà bạn muốn mở.
3Nếu tin nhắn chưa được tải về, chạm và giữ vào tin nhắn đó, sau đó nhấn Tải
tin nhắn về.
4Chạm và giữ tập tin muốn lưu, sau đó chọn đúng tùy chọn bạn muốn.
, sau đó tìm và nhấn .
Sắp xếp tin nhắn
Cách xóa một tin nhắn
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào cuộc trò chuyện chứa tin nhắn bạn muốn xóa.
3Chạm và giữ tin nhắn muốn xóa, sau đó nhấn Xóa tin nhắn > Xóa.
Cách xóa cuộc trò chuyện
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn , sau đó nhấn Xóa cuộc trò chuyện.
3Đánh dấu các hộp kiểm cho các cuộc trò chuyện mà bạn muốn xóa, sau đó
nhấn
Cách đánh dấu sao cho tin nhắn
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn vào cuộc trò chuyện bạn muốn mở.
3Chạm và giữ vào tin nhắn bạn muốn đánh dấu sao, sau đó nhấn Thêm sao.
4Để bỏ dấu sao của tin nhắn, hãy chạm và giữ trên tin nhắn được đánh dấu sao,
sau đó nhấn Xóa sao.
> Xóa.
, sau đó tìm và nhấn .
, sau đó tìm và nhấn .
, sau đó tìm và nhấn .
Cách xem tin nhắn được đánh dấu sao
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn , sau đó nhấn Thư được đánh dấu sao.
3Tất cả các tin nhắn được đánh dấu sao sẽ hiển thị trong một danh sách.
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó tìm và nhấn .
2Nhấn .
3Nhập các từ khóa tìm kiếm của bạn. Các kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trong
danh sách.
Gọi điện từ tin nhắn
Cách gọi cho người gửi tin nhắn
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó tìm và nhấn .
2Nhấn vào cuộc trò chuyện và nhấn
Cách lưu số người gửi làm liên lạc
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào , sau đó tìm và nhấn vào .
2Nhấn biểu tượng gần số điện thoại, rồi nhấn Lưu.
3Chọn liên lạc hiện có hoặc nhấn vào Tạo liên lạc mới.
4Sửa thông tin liên lạc và nhấn vào Lưu.
, sau đó chọn một thẻ SIM.
Cài đặt nhắn tin
Cách thay đổi cài đặt thông báo tin nhắn
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt.
3Để đặt âm báo, hãy nhấn Âm thông báo, sau đó chọn một tùy chọn hoặc nhấn
và chọn một tập tin nhạc được lưu trên thiết bị.
4Để xác nhận, nhấn Đã xong.
5Đối với các cài đặt thông báo khác, kéo thanh trượt thích hợp sang phải hoặc
trái.
, sau đó tìm và nhấn .
Cách bật hoặc tắt tính năng báo tin nhắn đã gửi thành công cho các tin nhắn gửi đi
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Nhấn , sau đó nhấn Cài đặt.
3Đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu hộp kiểm Thông báo đã nhận tin theo ý muốn.
Sau khi tính năng báo tin nhắn đã gửi thành công được bật, dấu kiểm sẽ xuất hiện trong các tin
nhắn đã được gửi thành công.
, sau đó tìm và nhấn .
Nhắn tin nhanh và trò chuyện video
Bạn có thể sử dụng ứng dụng nhắn tin nhanh và trò chuyện video Google Hangouts™
trên thiết bị của mình để trò chuyện với bạn bè cũng sử dụng ứng dụng này trên máy
tính, thiết bị Android™ và các thiết bị khác. Bạn có thể chuyển bất kỳ cuộc trò chuyện
nào thành cuộc gọi video với một vài người bạn và bạn có thể gửi tin nhắn cho bạn bè
ngay cả khi họ không trực tuyến. Bạn cũng có thể xem và chia sẻ ảnh một cách dễ
dàng.
Hangouts™ yêu cầu truy cập Internet và một tài khoản Google™. Truy cập http://
support.google.com/hangouts và nhấp vào liên kết "Hangouts trên Android của bạn"
để xem thêm các thông tin chi tiết về cách sử dụng ứng dụng này.
Chức năng cuộc gọi video chỉ hoạt động trên thiết bị có camera trước.
Sử dụng ứng dụng email trong thiết bị để gửi và nhận thư email thông qua tài khoản
email của bạn. Bạn có thể có một hoặc vài tài khoản email cùng lúc, bao gồm tài
khoản Microsoft Exchange ActiveSync công ty.
Cách thiết lập tài khoản email
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Email.
3Làm theo hướng dẫn hiển thị trên màn hình để hoàn tất cài đặt.
Đối với một số dịch vụ email, bạn có thể cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ email để biết
thông tin về cài đặt chi tiết cho tài khoản email.
Cách thêm tài khoản email phụ
1Từ Màn hình chủ, hãy nhấn biểu tượng màn hình Ứng dụng .
2Tìm và nhấn Email.
3Nhấn
4Nhập địa chỉ email và mật khẩu, sau đó nhấn Tiếp theo. Nếu cài đặt cho tài
5Khi bạn đã làm xong, nhấn Tiếp theo.
, sau đó nhấn Cài đặt > Thêm tài khoản.
khoản email không được tự động tải về, hãy hoàn tất việc cài đặt theo cách thủ
công.
Gửi và nhận email
Xem danh sách tất cả các tài khoản email và các thư mục gần đây
1
2Tìm kiếm email
3Truy cập các cài đặt và tùy chọn
4Danh sách email
5Viết email
Cách tải email mới xuống
•Khi hộp thư đến đang mở, hãy vuốt xuống trong danh sách thư.
Trước khi tải email mới xuống, hãy đảm bảo rằng bạn có kết nối dữ liệu đang hoạt động. Để
biết thêm thông tin về việc đảm bảo kết nối dữ liệu thành công, xem Cài đặt Internet và MMS
trên trang 47.
1Từ Màn hình chủ, nhấn .
2Tìm và nhấn Email.
3Nếu bạn đang sử dụng một vài tài khoản email, nhấn và chọn tài khoản bạn
muốn kiểm tra. Nếu bạn muốn kiểm tra tất cả các tài khoản email cùng lúc, hãy
nhấn , sau đó nhấn Hộp thư đến kết hợp.
4Trong hộp thư đến, hãy di chuyển lên hoặc xuống và nhấn vào email bạn muốn
đọc.
Cách tạo và gửi email
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó tìm và nhấn Email.
2Nếu bạn đang sử dụng một vài tài khoản email, hãy nhấn
mà bạn muốn gửi email từ đó.
3Nhấn
nhiều người nhận từ danh sách thả xuống.
4Nhập tiêu đề email và nội dung thư, rồi nhấn .
Cách trả lời thư email
1Trong hộp thư email đến, tìm và nhấn vào thư mà bạn muốn trả lời, sau đó
nhấn Trả lời hoặc Trả lời tất cả.
2Nhập tin nhắn trả lời của bạn, sau đó nhấn
Cách chuyển tiếp email
1Trong hộp thư email đến, tìm và nhấn vào thư bạn muốn chuyển tiếp, sau đó
nhấn Chuyển tiếp.
2Nhập tên hoặc địa chỉ email của người nhận, sau đó chọn một hoặc nhiều
người nhận từ danh sách thả xuống.
3Nhập nội dung thư, sau đó nhấn
, rồi nhập tên hoặc địa chỉ email của người nhận, và chọn một hoặc
.
.
và chọn tài khoản
Cách xem tập tin đính kèm thư email
1Tìm và nhấn vào thư email có chứa tập tin đính kèm mà bạn muốn xem. Thư
email có tập tin đính kèm được chỉ báo bằng
2Sau khi thư email mở ra, hãy nhấn Tải. Tập tin đính kèm sẽ bắt đầu tải về.
3Sau khi tập tin đính kèm hoàn tất việc tải về, hãy nhấn Xem.
Cách lưu địa chỉ email của người gửi vào danh bạ
1Tìm và nhấn vào tin nhắn trong hộp thư email đến.
2Nhấn vào tên người gửi, rồi nhấn Thêm vào Danh bạ, sau đó nhấn OK.
3Chọn một liên lạc hiện có hoặc nhấn Tạo liên lạc mới.
4Sửa thông tin của liên lạc nếu muốn, sau đó nhấn Lưu.
.
Sắp xếp thư email
Cách sắp xếp email
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Tìm và nhấn Email.
3Nếu bạn đang sử dụng một vài tài khoản email, hãy nhấn
có hộp thư đến mà bạn muốn sắp xếp. Nếu bạn muốn sắp xếp email trong tất
1Từ Màn hình chủ, nhấn , sau đó tìm và nhấn Email.
2Nếu bạn đang sử dụng một vài tài khoản email, nhấn và chọn tài khoản bạn
muốn tìm kiếm. Nếu bạn muốn tìm kiếm tất cả các tài khoản email cùng lúc,
nhấn , sau đó nhấn Hộp thư đến kết hợp.
3Nhấn .
4Nhập văn bản tìm kiếm của bạn, sau đó nhấn trên bàn phím.
5Kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện trong một danh sách được sắp xếp theo ngày.
Nhấn vào email bạn muốn mở.
Cách xem tất cả các thư mục cho một tài khoản email
1Từ Màn hình chủ, nhấn
, sau đó tìm và nhấn Email.
2Nhấn , sau đó chọn tài khoản bạn muốn kiểm tra.
3Trong tài khoản bạn muốn kiểm tra, chọn Hiển thị tất cả thư mục.
Cách xóa thư email
•Trong hộp thư email đến của bạn, hăy vuốt thư bạn muốn xóa sang phải.
Để chức năng được mô tả ở trên hoạt động, cử chỉ Vuốt để xóa phải được kích hoạt. Cử chỉ
này thường được kích hoạt theo mặc định. Để đảm bảo nó đă được kích hoạt, nhấn > Càiđặt, sau đó đánh dấu chọn vào hộp kiểm bên cạnh Trượt để sắp xếp hoặc xóa.
Cách di chuyển email sang một thư mục khác
1Trong hộp thư email đến của bạn, hăy vuốt thư bạn muốn di chuyển sang phải.
2Nhấn Di chuyển, sau đó chọn một thư mục.
Để chức năng được mô tả ở trên hoạt động, cử chỉ Vuốt để xóa phải được kích hoạt. Cử chỉ
này thường được kích hoạt theo mặc định. Để đảm bảo nó đă được kích hoạt, nhấn
đặt, sau đó đánh dấu chọn vào hộp kiểm bên cạnh Trượt để sắp xếp hoặc xóa.
Cài đặt tài khoản email
Cách gỡ bỏ tài khoản email khỏi thiết bị
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn .
2Tìm và nhấn Email.
3Bấm
4Chọn tài khoản bạn muốn gỡ bỏ.
5Nhấn Xóa tài khoản > OK.
1Từ Màn hình chủ của bạn, nhấn
2Tìm và nhấn Email.
3Nhấn
4Chọn tài khoản mà bạn muốn thay đổi tần suất kiểm tra hộp thư đến.
5Nhấn Tần suất kiểm tra > Tần suất kiểm tra và chọn một tùy chọn.
1Từ Màn hình chủ, nhấn
2Bấm , rồi nhấn Cài đặt.
3Chọn tài khoản EAS (Exchange Active Sync) cho trường hợp bạn muốn cài tin
4Nhấn Vắng mặt ở văn phòng.
5Kéo thanh trượt bên cạnh Vắng mặt ở văn phòng sang bên phải để bật chức
6Nếu cần, đánh dấu vào hộp kiểm Đặt khoảng thời gian và cài khoảng thời
7Nhập tin nhắn Không ở Văn phòng của bạn trong ô nội dung văn bản.
8Nhấn OK để xác nhận.
, sau đó nhấn Cài đặt.
Cách thay đổi tần suất kiểm tra hộp thư đến
.
, sau đó nhấn Cài đặt.
Cách cài trả lời tự động Không ở Văn phòng trong tài khoản Exchange Active Sync
Có nhiều cách khác nhau để chuyển nhạc từ máy tính sang thiết bị của bạn:
•Bạn có thể chuyển các tập tin nhạc giữa thiết bị của mình và máy tính bằng cách sử
dụng cáp USB được cung cấp. Sau khi kết nối, chọn Truyền tệp (MTP) trên thiết bị,
sau đó chỉ cần sao chép và dán hoặc kéo và thả các tập tin bằng máy tính. Xem Quảnlý tập tin bằng máy tính trên trang 41.
•Bạn có thể dùng phần mềm Xperia™ Companion để chuyển qua lại các tập tin media
của mình giữa máy tính và thiết bị. Tìm hiểu thêm và tải về Xperia™ Companion cho
Windows tại http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion/ hoặc Xperia™
Companion cho Mac tại http://support.sonymobile.com/tools/xperia-companion-mac/.
Ứng dụng Nhạc có thể không hỗ trợ tất cả định dạng tập tin nhạc. Để biết thêm thông tin về các
định dạng tập tin được hỗ trợ và việc sử dụng các tập tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh
và video), hãy tải về Bài viết hướng dẫn dành cho thiết bị của bạn tại www.sonymobile.com/support/.
Nghe nhạc
Sử dụng ứng dụng Nhạc để nghe nhạc và sách nói bạn yêu thích.
1
Thu nhỏ trình phát ở chế độ toàn màn hình
2Tìm kiếm tất cả các bài hát được lưu vào thiết bị
3Xem hàng chờ phát hiện tại
4Ảnh bìa album (nếu có)
5Chỉ báo tiến trình – kéo chỉ báo hoặc nhấn dọc thanh để tua đi nhanh hoặc tua lại
6Thời gian phát đã qua của bài hát hiện tại
7Tổng thời lượng của bài hát hiện tại
8Lặp lại tất cả các bài hát trong hàng đợi phát hiện tại
9Nhấn để đi tới bài hát kế tiếp trong hàng đợi phát, chạm và giữ để tua đi nhanh trong bài hát hiện tại
10 Phát hoặc tạm ngừng bài hát
11 Nhấn để đi tới bài hát trước trong hàng đợi phát, chạm và giữ để tua lại bên trong bài hát hiện tại
12 Phát ngẫu nhiên bài hát trong hàng đợi phát hiện tại
Menu Nhạc sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tất cả các bài hát trên
thiết bị của bạn. Từ đây bạn có thể quản lý album và danh sách nhạc của mình.
1Quay lại màn hình chủ Nhạc
2Xem hàng chờ phát hiện tại
3Duyệt tất cả các nghệ sĩ
4Duyệt tất cả các album
5Duyệt tất cả các bài hát
6Duyệt tất cả các thư mục
7Duyệt tất cả các danh sách nhạc
8Phát một tập tin nhạc đã chia sẻ được lưu trữ trên thiết bị khác
9Xem tất cả podcast đã đăng ký hoặc tải về
10 Mở menu cài đặt của ứng dụng Nhạc
11 Mở menu hỗ trợ của ứng dụng Nhạc
Cách mở menu Nhạc
1Từ Màn hình chủ, nhấn
, sau đó tìm và nhấn .
2Nhấn .
Cách trở về màn hình chủ Nhạc
•Khi menu Nhạc đang mở, nhấn Trang chủ.
•Khi menu Nhạc đang mở, nhấn vào màn hình phía bên phải menu.
Cách xóa bài hát
1Từ trình đơn Nhạc, duyệt tới bài hát mà bạn muốn xóa.
2Chạm và giữ tựa đề bài hát, sau đó nhấn Xóa trong danh sách hiển thị.
3Nhấn Xóa lần nữa để xác nhận.
Danh sách nhạc
Trên màn hình chủ Nhạc, bạn có thể tạo các danh sách nhạc của riêng mình từ âm
nhạc được lưu trên thiết bị của bạn.
Cách tạo danh sách nhạc của riêng bạn
1Từ màn hình chủ Nhạc, chạm và giữ tên của album hoặc bài hát mà bạn muốn
thêm vào danh sách nhạc.
2Trong menu mở ra, nhấn Thêm vào danh sách phát > Tạo danh sách nhạc
mới.
3Nhập tên cho danh sách nhạc và nhấn OK.
Bạn cũng có thể mở menu màn hình chủ Nhạc, nhấn
danh sách nhạc.
1Mở menu Nhạc, sau đó nhấn Danh sách nhạc.
2Trong Danh sách nhạc, chọn danh sách nhạc mà bạn muốn mở.
3Nếu bạn muốn phát tất cả các bài hát, hãy nhấn vào bài hát bất kỳ hoặc Phát
ng.nhiên tất cả.
Cách thêm bài hát vào danh sách nhạc
1Từ màn hình chủ Nhạc, duyệt tới bài hát hoặc album mà bạn muốn thêm vào
danh sách nhạc.
2Chạm và giữ tiêu đề bài hát hoặc album, sau đó nhấn Thêm vào danh sách
phát.
3Nhấn vào tên của danh sách nhạc mà bạn muốn thêm album hoặc bài hát đó
vào. Album hoặc bài hát đã được thêm vào danh sách nhạc.
Cách xóa một bài hát khỏi danh sách nhạc
1Trong danh sách nhạc, chạm và giữ phần tựa đề của bài hát bạn muốn xóa.
2Nhấn Xóa khỏi danh sách phát.
Bạn không thể xóa bài hát được lưu trong thẻ nhớ hoặc trong bộ nhớ trong của thiết bị.
Cách xóa danh sách nhạc
1Mở menu Nhạc, sau đó nhấn Danh sách nhạc.
2Chạm và giữ danh sách nhạc mà bạn muốn xóa.
3Nhấn Xóa.
4Nhấn Xóa lần nữa để xác nhận.
Bạn không thể xóa các danh sách nhạc thông minh.
Chia sẻ nhạc
Cách chia sẻ bài hát
1Từ màn hình chủ Nhạc, duyệt tới bài hát hoặc album mà bạn muốn chia sẻ.
2Chạm và giữ tiêu đề bài hát, sau đó nhấn Chia sẻ.
3Chọn ứng dụng từ danh sách, sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Bạn cũng có thể chia sẻ các album và danh sách nhạc theo cách tương tự.
Cải thiện âm thanh
Cách cải thiện chất lượng âm thanh bằng Bộ chỉnh âm
1Mở menu Nhạc, sau đó nhấn vào Cài đặt > Cài đặt âm thanh .
2Nếu được nhắc, hãy chọn Cài đặt âm thanh rồi nhấn vào Hiệu ứng âm thanh
> Bộ chỉnh âm.
3Để điều chỉnh âm thanh theo cách thủ công, kéo các nút dải băng tần lên hoặc
xuống. Để tự động điều chỉnh âm thanh, nhấn vào
Cách bật tính năng Âm thanh vòm
1Mở menu Nhạc, sau đó nhấn vào Cài đặt > Cài đặt âm thanh .
2Nếu được nhắc, hãy chọn Cài đặt âm thanh rồi nhấn vào Hiệu ứng âm thanh
> Âm thanh vòng (VPT).
3Vuốt sang trái hoặc phải để chọn một cài đặt, rồi nhấn OK để xác nhận.
và chọn một kiểu.
Nhận dạng nhạc bằng TrackID™
Sử dụng dịch vụ nhận dạng nhạc TrackID™ để nhận biết một bài hát mà bạn nghe
thấy xung quanh mình. Chỉ cần ghi âm một đoạn ngắn của bài hát và bạn sẽ có được
thông tin về nghệ sĩ, tựa đề và album trong vòng vài giây. Bạn có thể mua các bài hát
được nhận dạng bởi TrackID™ và có thể xem các bảng xếp hạng TrackID để biết
người dùng TrackID™ trên toàn cầu đang tìm kiếm những gì. Để có kết quả tốt nhất,
hãy sử dụng TrackID™ trong khu vực yên tĩnh.
1Tìm kiếm bản nhạc, album và nghệ sĩ
2Tạo hồ sơ TrackID™ trực tuyến
3Xem các bảng xếp hạng nhạc hiện thời
4Xem các tùy chọn TrackID™
5Xem lịch sử các tìm kiếm trước đây của bạn
6Kiểm tra xem người khác đang theo dõi những gì
7Nhận dạng nhạc bạn đang nghe
Ứng dụng TrackID™ và một số tính năng của dịch vụ TrackID™ có thể không được hỗ trợ ở tất
cả quốc gia hoặc vùng hoặc bởi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng. TrackID™ có thể
được kết nối với các dịch vụ truyền phát trực tuyến nhạc hiện có ở quốc gia của bạn.
Cách nhận dạng nhạc bằng công nghệ TrackID™
1Từ Màn hình chủ, nhấn vào
.
2Tìm và nhấn vào TrackID™, rồi đưa thiết bị của bạn lại gần nguồn phát nhạc.
3Nhấn vào . Nếu bài hát được nhận dạng bằng dịch vụ TrackID™, kết quả sẽ
hiển thị trên màn hình.
Để quay lại màn hình khởi động
TrackID™, hãy nhấn vào
.
Cách xem thông tin nghệ sĩ của bài hát
1Sau khi ứng dụng TrackID™ nhận dạng được bài hát, kết quả sẽ được hiển thị
trên màn hình chính của TrackID™.
2Di chuyển đến kết quả mà bạn muốn xem, rồi nhấn vào mục đó.
Cách xóa bài hát khỏi lịch sử bản nhạc
1Mở ứng dụng TrackID™, rồi duyệt đến bài hát bạn muốn xóa.
2Chạm và giữ trên màn hình để làm
3Nhấn vào
.
xuất hiện.
Cách sử dụng TrackID™ LIVE
Bạn có thể sử dụng TrackID™ LIVE để xem các bản nhạc TRỰC TIẾP trong thời gian
thực từ khắp nơi trên thế giới. Có hai cách để bắt đầu TrackID™ LIVE:
•Nhấn vào bản đồ trên màn hình chủ TrackID™.
•Hoặc bấm
, sau đó nhấn TrackID™ LIVE.
Bạn có thể thay đổi tần suất bạn muốn nhận các bản nhạc và bạn có thể tắt tiếng hoặc bật lại
tiếng các bản nghe trước bài hát.
Đài FM trong thiết bị của bạn hoạt động giống như bất kỳ đài FM nào. Ví dụ: bạn có
thể duyệt và nghe kênh đài FM và lưu chúng làm kênh yêu thích. Bạn phải kết nối bộ
tai nghe hoặc tai nghe có dây vào thiết bị trước khi có thể sử dụng đài. Điều này là do
bộ tai nghe hoặc tai nghe có vai trò làm ăng-ten. Sau khi một trong các thiết bị này
được kết nối, bạn có thể chuyển đổi âm thanh sang loa, nếu muốn.
1Danh sách yêu thích
2Phím bật/tắt radio
3Xem các tùy chọn menu
4Tần số đã chỉnh
5Lưu hoặc xóa kênh khỏi mục yêu thích
6Núm chỉnh dò sóng
7Dải tần số – kéo sang trái hoặc sang phải để chuyển giữa các kênh
8Di chuyển lên dải tần số để tìm kênh
9Kênh yêu thích đã lưu
10 Di chuyển xuống dải tần số để tìm kênh
Cách nghe đài FM
1Kết nối tai nghe hoặc bộ tai nghe vào thiết bị của bạn.
2Từ Màn hình chủ, nhấn
.
3Tìm và nhấn Đài FM. Các kênh có sẵn sẽ hiển thị khi bạn di chuyển qua các
dải tần số.
Khi bạn khởi động đài FM, các kênh có sẵn sẽ xuất hiện tự động. Nếu kênh có thông tin RDS,
kênh đó sẽ xuất hiện vài giây sau khi bạn bắt đầu nghe kênh đó.
Cách di chuyển giữa các kênh radio
•Kéo dải băng tần sang trái hoặc phải.
Cách bắt đầu tìm kiếm mới để tìm các kênh radio
1Khi đang mở radio, nhấn
.
2Nhấn Tìm kiếm kênh. Đài radio sẽ quét toàn bộ dải tần số và đánh dấu chọn
Để chuyển đổi âm thanh trở lại tai nghe có dây hoặc tai nghe, bấm và nhấn Phát qua tainghe.
Cách nhận dạng một bài hát trên đài FM bằng TrackID™
1Trong khi bài hát đang phát trên đài FM của thiết bị, nhấn vào , sau đó chọn
TrackID™.
2Dấu chỉ báo tiến trình sẽ xuất hiện trong khi ứng dụng TrackID™ lấy mẫu bài
hát đó. Nếu nhận dạng thành công, bạn sẽ được xem kết quả hoặc một danh
sách các kết quả có thể phù hợp.
3Nhấn
Ứng dụng TrackID™ và dịch vụ TrackID™ không được hỗ trợ ở tất cả các quốc gia/khu vực,
hoặc bởi mọi hệ thống mạng và/hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tại tất cả mọi vùng.
để quay lại Đài FM.
Kênh radio yêu thích
Cách lưu một kênh làm mục yêu thích
1Khi đang mở radio, hãy điều chỉnh tới kênh bạn muốn lưu làm mục yêu thích.
2Nhấn .
3Nhập tên và chọn một màu cho kênh đó, sau đó bấm Lưu.
Cách nghe kênh radio yêu thích
1Nhấn
2Chọn một tuỳ chọn.
Cách xóa kênh khỏi mục yêu thích
1Khi đang mở radio, hãy điều chỉnh tới kênh bạn muốn xóa.
2Nhấn
.
, sau đó nhấn Xóa.
Cài đặt âm thanh
Cách chuyển đổi giữa chế độ âm thanh mono và âm thanh nổi
1Khi đài FM đang mở, bấm .
2Nhấn Bật âm thanh nổi.
3Để quay trở lại nghe đài radio ở chế độ âm thanh nổi, bấm
âm đơn sắc.
Cách chọn vùng radio
1Khi đài FM đang mở, bấm
2Nhấn Đặt vùng radio.
3Chọn một tùy chọn.