Dell Inspiron 24 5475 User Manual [vi]

Tôi và Dell của tôi
© 2015 Dell Inc.
GHI CHÚ: GHI CHÚ sẽ cho biết thông tin quan trọng giúp bạn sử dụng máy tính tốt hơn.
THẬN TRỌNG: THẬN TRỌNG sẽ chỉ báo hư hỏng phần cứng hoặc mất dữ liệu có thể xảy ra nếu không làm theo các hướng dẫn.
CẢNH BÁO: Thông báo CẢNH BÁO cho biết có thể xảy ra hư hỏng về tài sản, gây thương tích hoặc tử vong cho người.
vệ bởi luật bản quyền và luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và quốc tế. Dell™ và logo Dell là các thương hiệu của Dell Inc. tại Hoa Kỳ và/hoặc các vùng tài phán khác. Tất cả nhãn hiệu và tên khác được đề cập trong tài liệu này có thể là nhãn hiệu đăng ký của các công ty tương ứng.
2015–12 Phiên bản A03
Ni dung
Thiết lập máy tính 11
Kết nối với Internet 11
Kết nối với Internet bằng mạng LAN 11 Kết nối với Internet bằng mạng WLAN 11 Kết nối với Internet bằng mạng WWAN 12
Cài đặt âm thanh 13
Lập cấu hình âm thanh 5.1/7.1 14 Kết nối loa 5.1 15
Kết nối loa 7.1 16 Thiết lập máy in 17 Cài đặt webcam 18
Webcam tích hợp 18
Webcam gắn ngoài 18 Cài đặt Bluetooth 18 Cài đặt camera Intel RealSense 3D 18
Giới thiệu về máy tính của bạn 19
B chuyển đổi nguồn 19 Pin 20 Pin dạng đồng xu 20 Bàn di chut 21 Màn hình 21
Màn hình cảm ứng 21 3D 21
Ni dung 3
Camera 22
Webcam 22 Camera 3D 22 Máy ảnh Intel RealSense 3D 22 Màn hình không dây 22
Bàn phím 22
Bàn phím vật lý 23
Đèn nền bàn phím 23 Bàn phím ảo 24 Kiểu kết nối bàn phím 24
Có dây 24
Không dây 24
Thẻ Dịch Vụ và Mã Dịch Vụ Nhanh 25
Định vị nhãn trên máy tính của bạn 25 Trang web hỗ trợ của Dell 25 Chương trình thiết lập BIOS 25
Thiết bị lưu trữ 26
Thiết bị lưu trữ gắn trong 26 Thiết bị lưu trữ tháo lắp được 26
Đĩa và ổ đĩa quang 26
Thẻ nhớ 27
Mô-đun b nhớ 29 Bo mạch hệ thống 30 B chip 30 B xử lý 30 Quạt máy tính 31 Keo tản nhiệt 32 Card video 32
4 Ni dung
B chỉnh TV 33
Bên trong 33 Bên ngoài 33
Loa 34
Âm thanh 2.1 34 Âm thanh 5.1 34 Âm thanh 7.1 34
Webcam 35 Mạng 35
Mạng ni vùng (LAN) 35 Mạng ni vùng không dây (WLAN) 35 Mạng vùng rng không dây (WWAN) 35 Mạng vô tuyến cá nhân (WPAN) 35 Modem 36 B định tuyến 36 B điều khiển giao diện mạng (NIC) 36 B chuyển mạng ni vùng không dây (WLAN) 36 B chuyển mạng vùng rng không dây (WWAN) 37 Bluetooth 37 Giao tiếp cận trường 37
Sử dụng máy tính 38
Sạc pin 38 Sử dụng bàn phím 38
Các phím tắt bàn phím 38 Các phím tắt bàn phím — Windows 8.1/Windows RT 41 Tùy chỉnh bàn phím 42 Sử dụng b phím số trên máy tính xách tay 43
Ni dung 5
Sử dụng bàn di chut 43
Cử chỉ trên bàn di chut 44
Cun 44
Thu phóng 45
Xoay 46
Chuyển dữ liệu 47
Khởi đng nhanh 47
Sử dụng màn hình cảm ứng 47
Cử chỉ trên màn hình cảm ứng 48
Thu phóng 48
Dừng 48
Chuyển dữ liệu 49
Xoay 49
Cun 49
Sử dụng Bluetooth 50
Ghép nối thiết bị Bluetooth với máy tính hoặc máy tính bảng 50
Sử dụng webcam 51
Chụp ảnh tĩnh 52 Quay video 52 Chọn camera và micrô 52
Cổng và Kết nối 53
Âm thanh 53
Kiểu cổng âm thanh 53
USB 54 Cổng USB 54
eSATA 56 Mảng đồ họa hiển thị (VGA) 56
6 Ni dung
Giao diện hiển thị kỹ thuật số (DVI) 56 DisplayPort 56
Mini DisplayPort 56 Ưu điểm của DisplayPort 57
HDMI 57
Ưu điểm của HDMI 57 Mini HDMI 57 Micro HDMI 58
S/PDIF 58
Phần mềm và Ứng dụng 59
Absolute 59
Nhận trợ giúp về Absolute 59
My Dell Downloads 59 Dell SupportAssist 60
Tải về Dell SupportAssist 60 Truy cập SupportAssist 60 Kiểm tra máy tính 61
Trung tâm giải pháp 61
Trung tâm giải pháp cung cấp 62
Quickset 62
Cài đặt Quickset 63
Các ứng dụng NVIDIA 3D 63
Chơi game 3D 63 Các phím tắt bàn phím 63
DellConnect 64
Ni dung 7
Khôi phục hệ điều hành 65
Tùy chọn khôi phục hệ thống 65 Dell Backup and Recovery 66
Dell Backup and Recovery Basic 66
Truy cập Dell Backup and Recovery Basic 66
Tạo đĩa cài đặt lại hệ thống 67
Khôi phục máy tính 67
Dell Backup and Recovery Premium 67
Nâng cấp lên Dell Backup and Recovery Premium 67
Khôi phục dữ liệu từ mt bản sao lưu hệ thống 67
Khôi phục thư mục hoặc tập tin cụ thể từ Sao
lưu toàn hệ thống 68
Khôi phục thư mục hoặc tập tin cụ thể từ
Tập tin & Sao lưu thư mục 68
Tạo Sao lưu toàn hệ thống 68
Dell Factory Image Restore 69
Truy cập Dell Factory Image Restore 69
Khởi đng Dell Factory Image Restore 70
Khôi phục hệ thống 71
Windows 10 71
Sử dụng Khôi phục hệ thống 71
Hoàn tác khôi phục hệ thống lần cuối 71 Windows 8.1 72
Sử dụng Khôi phục hệ thống 72
Hoàn tác khôi phục hệ thống lần cuối 72 Windows 7 72
Sử dụng Khôi phục hệ thống 72
Hoàn tác khôi phục hệ thống lần cuối 72
8 Ni dung
Đĩa Hệ điều hành 73
Cài đặt lại hệ điều hành bằng cách sử dụng đĩa Hệ điều hành 73
Phương tiện cài đặt lại hệ thống 73
Khôi phục máy tính bằng cách sử dụng phương tiện cài đặt lại hệ thống 74
Xử lý sự cố 75
Các bước khắc phục sự cố cơ bản 75 Chẩn đoán 75
Đánh giá hệ thống trước khi khởi đng 75
Gọi PSA 75 PSA nâng cao 76 LCD BIST 77
Khởi đng LCD BIST 77
Gọi ePSA 78 Mã tiếng bíp 79
BIOS 80
Thay đổi thiết lập BIOS 80 Vào chương trình thiết lập BIOS 80 Đặt lại mật khẩu BIOS 81
Tháo pin CMOS 81 Sử dụng jumper bo mạch hệ thống 81
Thay đổi trình tự khởi đng 82
Sử dụng menu khởi đng 82 Sử dụng chương trình thiết lập BIOS 82
Ni dung 9
Nhận trợ giúp và liên hệ Dell 83
Tìm trợ giúp 83 Liên hệ Dell 84
Tham khảo 85
Bảo trì máy tính 85 Quản lý nguồn 85
Lập cấu hình cài đặt nguồn 86
Lập cấu hình chế đ nút nguồn 87
Cải thiện tuổi thọ của pin 87
Chế đ tuổi thọ Dell 88 Chế đ màn hình nền Dell 89
Chỉ dẫn chuyển đổi 89
Chuyển từ Hệ điều hành Windows sang Hệ điều hành Windows mới hơn 89
Hướng dẫn công thái học 90 Dell và môi trường 91 Chính sách tuân thủ quy định 93
Chi tiết liên hệ về trang web tuân thủ quy định 93 Thông tin tuân thủ bổ sung 93
10 Ni dung

Thiết lập máy tính

Quy trình thiết lập sẽ khác nhau tùy theo máy tính của bạn. Để biết các hướng dẫn thiết lập cụ thể cho máy tính hoặc máy tính bảng của bạn, hãy xem
Hướng dẫn Sử dụng nhanh đi kèm với máy tính hoặc tại www.dell.com/support.

Kết nối với Internet

Bạn có thể kết nối máy tính với internet bằng cách sử dụng kết nối WWAN, quay số, DSL, hoặc cáp. Bạn cũng có thể cài đặt bộ định tuyến có dây hoặc không dây để chia sẻ kết nối internet DSL hoặc cáp với nhiều thiết bị. Một số modem DSL và cáp cũng có bộ định tuyến không dây tích hợp.
GHI CHÚ: Trước khi kết nối máy tính với Internet bằng cách sử dụng modem DSL hoặc cáp, phải chắc chắn bộ định tuyến và modem băng thông rộng được lập cấu hình. Để biết thông tin thiết lập modem hoặc bộ định tuyến, hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn.

Kết nối với Internet bằng mạng LAN

1. Kết nối cáp Ethernet với modem hoặc bộ định tuyến và với máy tính.
2. Kiểm tra đèn hoạt động trên modem hoặc bộ định tuyến, và máy tính.
GHI CHÚ: Một số máy tính có thể không có đèn hoạt động.
3. Mở trình duyệt web để xác nhận kết nối Internet.

Kết nối với Internet bằng mạng WLAN

GHI CHÚ: Phải chắc chắn Wi-Fi được kích hoạt trên máy tính. Để biết thêm thông tin về kích hoạt kết nối không dây trên máy tính, xem Hướng dẫn Sử dụng nhanh được cung cấp cùng với máy tính hoặc tại
www.dell.com/support.
Windows 10
1. Trên menu thông báo, hãy nhấp hoặc nhấn vào biểu tượng không dây .
GHI CHÚ: Đối với Windows 8.1/Windows RT hãy nhấp hoặc nhấn
Cài đặt trong thanh nút bên hông và nhấp hoặc nhấn vào .
2. Nhấp hoặc nhấn vào mạng muốn kết nối.
3. Nhấp hoặc nhấn vào Kết nối.
GHI CHÚ: Nhập mật khẩu mạng nếu yêu cầu. Bạn đã lập cấu hình
mật khẩu mạng trong khi thiết lập bộ định tuyến hoặc bộ định tuyến có
thể có mật khẩu mạng mặc định. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ nhà
sản xuất bộ định tuyến.
4. Bật/tắt chia sẻ tập tin (tùy chọn).
Thiết lập máy tính 11
Windows 8.1
1. Nhấp hoặc nhấn vào Cài đặt trong thanh nút bên hông và nhấp hoặc nhấn .
2. Nhấp vào mạng bạn muốn kết nối tới.
3. Nhấp vào Kết nối.
4. Nhập mật khẩu mạng nếu yêu cầu.
GHI CHÚ: Bạn có thể đã lập cấu hình khóa mạng trong khi cài đặt bộ định tuyến hoặc bộ định tuyến có thể có khóa mạng mặc định. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ nhà sản xuất bộ định tuyến.
5. Bật/tắt chia sẻ tập tin (tùy chọn).
Windows 7
1. Trong vùng thông báo, hãy nhấn .
2. Nhấp vào mạng bạn muốn kết nối tới.
3. Nhấp vào Kết nối.
4. Nhập mật khẩu mạng nếu yêu cầu.
GHI CHÚ: Bạn có thể đã lập cấu hình khóa mạng trong khi cài đặt bộ định tuyến hoặc bộ định tuyến có thể có khóa mạng mặc định. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ nhà sản xuất bộ định tuyến.
5. Bật/tắt chia sẻ tập tin (tùy chọn).

Kết nối với Internet bằng mạng WWAN

Kết nối WWAN không yêu cầu modem hoặc bộ định tuyến để máy tính xách tay hoặc máy tính bảng có thể kết nối internet. Card WWAN trên máy tính kết nối trực tiếp với mạng của nhà cung cấp dịch vụ, như điện thoại di động của bạn.
Nếu mua máy tính bảng có hợp đồng dịch vụ mạng, có thể đã kích hoạt kết nối internet.
GHI CHÚ: Phải chắc chắn Wi-Fi được kích hoạt trên máy tính. Để biết thêm thông tin về kích hoạt kết nối không dây trên máy tính, hãy xem
Hướng dẫn Sử dụng nhanh tại www.dell.com/support.
Windows 10
1. Nhấp hoặc nhấn vào biểu tượng không dây trong menu thông báo.
2. Nhấp hoặc nhấn vào tên của mạng băng thông rộng di động.
3. Nhấp hoặc nhấn vào Kết nối.
4. Nếu được nhắc, hãy nhập tên điểm truy cập (APN) hoặc mã PIN,
tên người dùng và mật khẩu.
12 Thiết lập máy tính
Windows 8.1/Windows RT
1. Nhấp hoặc nhấn Cài đặt trong thanh nút bên hông.
2. Nhấp hoặc nhấn vào .
3. Nhấp hoặc nhấn vào mạng muốn kết nối.
4. Nhấp hoặc nhấn vào Kết nối.
5. Nếu được nhắc, hãy nhập tên điểm truy cập (APN) hoặc mã PIN,
tên người dùng và mật khẩu.
Windows 7
1. Nhấp vào Bắt đầu , nhập vào Mobile Broadband Utility trong ô tìm kiếm và nhấn Enter.
2. Trong cửa sổ Tiện ích băng thông rộng di động, nhấp Kết nối.
3. Nếu được nhắc, hãy nhập tên điểm truy cập (APN) hoặc mã PIN,
tên người dùng và mật khẩu.

Cài đặt âm thanh

Máy tính bảng và máy tính xách tay Dell có loa tích hợp hỗ trợ âm thanh 2 kênh. Để dùng loa tích hợp, bật loa và cài đặt âm lượng theo mức mong muốn.
Máy tính bảng và máy tính để bàn Dell cũng hỗ trợ cổng âm thanh 3,5 mm cho phép bạn có thể kết nối loa ngoài. Nếu bạn đang cài đặt âm thanh 2 kênh, hãy kết nối loa với cổng tai nghe 3,5 mm hoặc cổng âm thanh.
Màn hình nền Dell có thể hỗ trợ âm thanh 5.1/7.1. Nếu bạn đang cài đặt âm thanh 5.1/7.1, phải kết nối loa với các cổng thích hợp cho đầu ra âm thanh tốt nhất.
GHI CHÚ: Để biết thêm thông tin về các cổng có trên máy tính hoặc máy tính bảng, hãy xem Thông số kỹ thuật tại www.dell.com/support.
GHI CHÚ: Để có kết quả tốt nhất, hãy đặt loa như quy định trong tài liệu đi kèm với loa.
GHI CHÚ: Trên máy tính với card âm thanh chuyên dụng, hãy kết nối loa với các đầu nối trên card.
Thiết lập máy tính 13

Lập cấu hình âm thanh 5.1/7.1

Lập cấu hình máy tính để cung cấp đầu ra âm thanh đa kênh.
Windows 8.1/10
1. Nhập vào từ Audio trong ô tìm kiếm.
GHI CHÚ: Trên Windows 10, hãy nhấp hoặc nhấn vào biểu tượng tìm kiếm để vào ô tìm kiếm. Trên Windows 8.1, hãy truy cập nút Tìm kiếm để vào ô tìm kiếm.
2. Nhấp hoặc nhấn vào Quản lý thiết bị âm thanh.
3. Dưới tab Phát lại, hãy nhấp hoặc nhấn vào Loa hoặc Tai nghe.
4. Nhấp hoặc nhấn vào Cấu hình và nhấp hoặc nhấn Kiểm tra.
Bạn nên nghe âm thanh từ mỗi loa.
5. Nhấp hoặc nhấn Tiếp và làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
Windows 7
1. Nhấp vào Bắt đầu , nhập vào Sound trong ô tìm kiếm và nhấn Enter. Trong kết quả xuất hiện, hãy nhấp vào Âm thanh. Hoặc bằng cách khác, hãy nhấp Bắt đầu Pa-nen Điều khiểnPhần cứng và Âm thanh Âm thanh.
2. Chọn Loa và nhấp vào Cấu hình. Cửa sổ Thiết lập loa xuất hiện.
3. Chọn cấu hình loa bên dưới mục Kênh tiếng: và nhấp vào Thử. Bạn nên nghe âm thanh từ mỗi loa.
4. Nhấp vào Tiếp và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
14 Thiết lập máy tính

Kết nối loa 5.1

Đầu nối âm thanh phía sau
1
trên máy tính Ngõ ra âm thanh vòm của
2
kênh Trung tâm/LFE phát trên máy tính
Đầu nối âm thanh phía trước
3
trên máy tính Cáp âm thanh kênh 5.1
4
Âm thanh vòm của kênh
5
Trung tâm/LFE phát trên loa Đầu nối âm thanh phía trước
6
trên loa
Đầu nối âm thanh phía sau
7
trên loa
Thiết lập máy tính 15

Kết nối loa 7.1

Đầu nối âm thanh phía sau
1
trên máy tính Ngõ ra âm thanh vòm của
2
kênh Trung tâm/LFE phát trên máy tính
Đầu nối âm thanh hai bên
3
trên máy tính Đầu nối âm thanh phía
4
trước trên máy tính Cáp âm thanh kênh 7.1
5
16 Thiết lập máy tính
Âm thanh vòm của kênh Trung
6
tâm/LFE phát trên loa Đầu nối âm thanh phía trước
7
trên loa
Đầu nối âm thanh phía sau
8
trên loa Đầu nối âm thanh hai bên
9
trên loa

Thiết lập máy in

Có thể kết nối máy in với máy tính bằng cách sử dụng USB. Một số máy in cũng hỗ trợ kết nối Wi-Fi và Bluetooth.
GHI CHÚ: Các tính năng được máy in hỗ trợ và các bước để cài đặt có thể thay đổi tùy thuộc model máy in. Để biết thêm thông tin về cài đặt máy in, xem tài liệu được cung cấp cùng với máy in.
Nếu đang cài đặt máy in có dây, hãy kết nối máy in với máy tính bằng cách sử dụng cáp USB trước khi thực hiện các bước này. Nếu đang cài đặt máy in không dây, hãy làm theo hướng dẫn trong tài liệu về máy in.
Windows 8.1/10
1. Nhập vào Devices trong ô tìm kiếm.
GHI CHÚ: Trên Windows 10, hãy nhấp hoặc nhấn vào biểu tượng tìm kiếm để vào ô tìm kiếm. Trên Windows 8.1, hãy truy cập nút Tìm kiếm để vào ô tìm kiếm.
2. Nhấp hoặc nhấn vào Thiết bị và Máy in.
3. Nhấp hoặc nhấn vào Thêm máy in. Cửa sổ Thêm thiết bị sẽ xuất hiện.
4. Làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
GHI CHÚ: Nếu máy in được cài đặt, nó sẽ hiện trong danh sách bên phải. Nếu máy in không nằm trong danh sách này, hãy nhấp Thêm thiết bị ở trên đầu danh sách thiết bị đó. Chọn máy in từ danh sách này để cài đặt. Để biết thêm thông tin về cài đặt máy in, hãy xem tài liệu đi kèm với máy in của bạn.
Windows 7
1. Nhấp vào Bắt đầu Thiết bị và Máy in.
2. Nhấp vào Thêm máy in. Cửa sổ Thêm máy in sẽ xuất hiện.
3. Làm theo các hướng dẫn trên màn hình.
GHI CHÚ: Có thể bạn sẽ được yêu cầu cài đặt trình điều khiển máy in trong khi thêm máy in. Dùng phương tiện trình điều khiển máy in hoặc tải xuống trình điều khiển từ trang web của nhà sản xuất máy in. Để biết thêm thông tin về cài đặt máy in, xem tài liệu được cung cấp cùng với máy in.
Thiết lập máy tính 17

Cài đặt webcam

Webcam tích hợp

Webcam tích hợp hiện trên màn hình máy tính xách tay hoặc màn hình ngoài. Nếu bạn đặt mua webcam cùng với máy tính, trình điều khiển và phần mềm được cài đặt khi bạn nhận máy tính. Chỉ dùng phương tiện được cung cấp cùng với máy tính để cài đặt lại chúng. Để biết thêm thông tin về sử dụng webcam, hãy xem "Sử dụng webcam".

Webcam gắn ngoài

Dùng phương tiện được cung cấp cùng với webcam để cài đặt trình điều khiển và phần mềm yêu cầu khác để sử dụng tất cả tính năng của webcam. Để biết thêm thông tin, xem tài liệu được cung cấp cùng với webcam.

Cài đặt Bluetooth

Bạn có thể kích hoạt Bluetooth trên máy tính bằng cách bật kết nối không dây. Hầu hết máy tính xách tay và máy tính bảng được giao cùng với thẻ Bluetooth tích hợp.
Để ghép nối thiết bị với máy tính hoặc máy tính bảng, hãy xem
"Sử dụng Bluetooth".
GHI CHÚ: Để biết được máy tính hoặc máy tính bảng có card Bluetooth gắn trong hay không, hãy xem Thông số kỹ thuật của máy tính hoặc máy tính bảng của bạn tại www.dell.com/support.

Cài đặt camera Intel RealSense 3D

Camera Intel RealSense 3D có chức năng chụp ảnh hoặc quay video. Hình ảnh chụp bằng Intel RealSense Snapshot có thể tăng cường thêm các hiệu ứng về độ sâu hoặc chuyển động. Intel App Showcase cung cấp quyền truy cập vào thư viện các ứng dụng mà khách hàng có thể tải về để tận dụng Camera Intel RealSense 3D.
GHI CHÚ: Intel RealSense có thể không được hỗ trợ trên tất cả các máy tính và máy tính bảng. Để biết thêm thông tin, hãy xem www.intel.com.
18 Thiết lập máy tính

Giới thiệu về máy tính của bạn

B chuyển đổi nguồn
Bộ chuyển đổi nguồn được dùng để cấp nguồn cho các máy tính xách tay và một số máy tính để bàn nhất định. Bộ thiết bị chuyển đổi nguồn của Dell bao gồm bộ chuyển đổi nguồn và dây nguồn. Định mức công suất của bộ chuyển đổi nguồn (65 W, 90 W, v.v...) tùy thuộc vào thiết bị nó được thiết kế để sử dụng và dây nguồn cũng khác nhau tùy theo quốc gia nơi bộ chuyển nguồn được gửi đến.
THẬN TRỌNG: Để tránh gây hư hỏng cho máy tính của bạn, chỉ nên sử dụng b chuyển đổi nguồn đi kèm thiết bị của bạn hoặc b chuyển đổi nguồn thay thế được Dell chấp thuận.
B chuyển đổi nguồn 19
Pin
Pin được phân loại chủ yếu theo định mức công suất, như 45 WHr, 65 WHr, v.v... Pin cho phép bạn sử dụng máy tính khi máy tính không kết nối với ổ điện.
Tuổi thọ của pin là số lần pin hết điện và được sạc lại mà không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian vận hành. Khi pin đã hết tuổi thọ, bạn phải thay pin.
Tùy thuộc vào model máy tính, người dùng có thể tự thay pin trên máy tính của mình hoặc có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật của Dell thay pin.
GHI CHÚ: Pin dung lượng cao thường có tuổi thọ dài hơn, vì số lần bạn cần phải sạc pin dung lượng cao ít hơn so với pin dung lượng thấp.
GHI CHÚ: Để biết các mẹo cải thiện tuổi thọ pin, hãy xem "Cải thiện tuổi
thọ của pin".

Pin dạng đồng xu

Pin dạng đồng xu cấp nguồn cho con chip theo công nghệ Complementary Metal‑Oxide Semiconductor (CMOS) khi máy tính đã tắt. Chip CMOS chứa thông tin về ngày, giờ và các thông tin cấu hình khác về máy tính của bạn.
Ở điều kiện sử dụng thông thường, tuổi thọ của pin dạng đồng xu có thể kéo dài vài năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin dạng đồng xu là bo mạch hệ thống, nhiệt độ, thời gian máy tính tắt nguồn, v.v...
20 Pin
Bàn di chut
Bàn di chuột có sẵn ở hầu hết các máy tính xách tay và cung cấp chức năng của chuột. Nó có bề mặt cảm ứng chạm, cảm nhận được di chuyển và vị trí của (các) ngón tay của bạn. Bạn có thể dùng bàn di chuột để di chuyển con trỏ, kéo hoặc di chuyển các mục đã chọn và nhấp bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt. Bàn di chuột có hỗ trợ cử chỉ sẽ hỗ trợ các cử chỉ như thu phóng, co kéo, xoay, cuộn, v.v... Bạn cũng có thể mua bàn di chuột gắn ngoài. Bàn di chuột chính xác là loại thiết bị đầu vào mới cung cấp khả năng nhập liệu bằng con trỏ có độ chính xác cao và chức năng cử chỉ. Bàn di chuột chính xác sẽ tương tác trực tiếp với hệ điều hành mà không cần trình điều khiển.
GHI CHÚ: Để biết thêm thông tin về việc sử dụng bàn di chuột, hãy xem
"Sử dụng bàn di chuột".

Màn hình

Màn hình được phân loại dựa trên kích thước, độ phân giải, gam màu, v... của màn hình. Thông thường, một màn hình có độ phân giải cao hơn và hỗ trợ màu tốt hơn sẽ cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn. Một số màn hình ngoài cũng có cổng USB, đầu đọc thẻ nhớ ngoài, v.v...
Màn hình cũng có thể hỗ trợ các tính năng như màn hình cảm ứng, 3D và kết nối không dây.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng là một thiết bị hiển thị, cho phép bạn tương tác với các đối tượng trên màn hình bằng cách chạm vào màn hình thay vì phải dùng chuột, bàn di chuột hoặc bàn phím. Bạn có thể thao tác với màn hình cảm ứng bằng ngón tay hoặc bằng một thiết bị bị động khác, ví dụ như bút cảm ứng. Màn hình cảm ứng được dùng phổ biến ở điện thoại, máy tính bảng, máy tính, v.v... Các công nghệ về màn hình cảm ứng được sử dụng phổ biến là cảm ứng điện dung và cảm ứng điện trở.
GHI CHÚ: GHI CHÚ: Để biết thêm thông tin về việc sử dụng màn hình cảm ứng,
hãy xem "Sử dụng màn hình cảm ứng".
Màn hình cảm ứng có thể không được hỗ trợ trên tất cả các máy tính.
3D
Màn hình hỗ trợ 3D có thể hiển thị hình ảnh và video 3D. 3D hoạt động bằng cách thể hiện các hình ảnh 2D riêng biệt cho mắt phải và mắt trái. Các hình ảnh này sau đó được não kết hợp lại và thể hiện bằng một ảnh duy nhất có thêm chiều sâu ảnh.
GHI CHÚ: Bạn có thể cần đến một loại kính 3D được thiết kế đặc biệt để xem ảnh 3D.
Bàn di chut 21

Camera

Webcam

Cho phép bạn trò chuyện qua video, chụp ảnh, và quay video.

Camera 3D

Camera 3D cho phép bạn chụp và chuyển luồng các hình ảnh ba chiều, có thể nhận biết được khoảng cách, kích thước, phạm vi của đối tượng qua các thấu kính gắn trong máy. Điều này làm tăng cường tính tương tác trong các cuộc hội nghị qua video, chơi game trực tuyến, v.v...

Máy ảnh Intel RealSense 3D

Các camera RealSense trang bị ba ống kính, một camera 2D tiêu chuẩn cho ảnh chụp và video thông thường, cùng với một camera hồng ngoại và máy chiếu laser hồng ngoại. Các bộ phận hồng ngoại cho phép RealSense biết khoảng cách giữa các đối tượng, tách đối tượng khỏi các lớp hậu cảnh phía sau chúng cũng như cho phép nhận dạng các đối tượng, khuôn mặt và cử chỉ tốt hơn nhiều so với camera truyền thống. Thiết bị đi kèm theo ba sở thích: quay mặt về trước, quay mặt về sau và ảnh chụp nhanh.

Màn hình không dây

Tính năng màn hình không dây cho phép bạn chia sẻ màn hình máy tính với một tivi tương thích mà không cần phải dùng cáp. Để kiểm tra tivi của bạn có hỗ trợ tính năng này hay không, xem tài liệu về tivi.
GHI CHÚ: Màn hình không dây có thể không được hỗ trợ trên tất cả các máy tính. Để biết thêm thông tin, hãy xem www.intel.com.

Bàn phím

Bàn phím cho phép bạn gõ ký tự và thực hiện các chức năng đặc biệt bằng các phím tắt. Số lượng phím và ký tự có sẵn có thể khác nhau tùy theo quốc gia nơi bàn phím được chuyển đến.
Máy tính xách tay có bàn phím gắn sẵn. Máy tính bảng thường có bàn phím trên màn hình và một số máy tính bảng cũng hỗ trợ bàn phím ngoài. Máy tính bàn của Dell có một bàn phím ngoài, kết nối bằng USB hoặc tín hiệu không dây.
Các phím thông dụng có trên bàn phím là:
• Phím chữ và số dùng để gõ chữ, số, dấu câu và biểu tượng
• Phím tắt ứng dụng và đa phương tiện
• Các phím điều khiển như Ctrl, Alt, Esc và phím Windows
22 Camera
• Phím tắt để thực hiện các tác vụ cụ thể hoặc để khởi chạy các tính năng cụ thể
• Các phím chức năng, F1 đến F12
• Các phím điều hướng để di chuyển con trỏ xung quanh trong tài liệu hoặc các cửa sổ: Phím Home, End, Page Up, Page Down, Delete, Insert và các phím mũi tên

Bàn phím vật lý

Bàn phím vật lý được dùng với máy tính xách tay và máy tính bàn. Máy tính xách tay thường có bàn phím gắn sẵn. Bàn phím ngoài thường được dùng với máy tính bàn. Một số bàn phím có thể có các tính năng như phím điều chỉnh âm lượng, phím tắt ứng dụng, bàn di chuột gắn sẵn, phím tắt có thể lập trình, đèn nền, v.v...
Đèn nền bàn phím
Đèn nền trên một số bàn phím vật lý sẽ chiếu sáng biểu tượng trên phím để dùng bàn phím trong bóng tối. Bạn có thể bật ánh sáng nền bằng tay hoặc cấu hình ánh sáng nền bật tự động khi máy tính của bạn được đặt trong bóng tối.
Bàn phím 23
Đèn nền bàn phím ở các máy tính xách tay của Dell có các trạng thái chiếu sáng khác nhau. Nhấn Fn và phím mũi tên phải để chuyển đổi giữa các trạng thái chiếu sáng khác nhau.
GHI CHÚ: Không phải tất cả máy tính đều có đèn nền bàn phím. Để kiểm tra đèn nền bàn phím có trên máy tính của bạn hay không, hãy xem Thông
số kỹ thuật máy tính của bạn tại www.dell.com/support.

Bàn phím ảo

Bàn phím ảo có sẵn ở hầu hết các máy tính và máy tính bảng, tuy nhiên, các bàn phím này thường được dùng trong các thiết bị màn hình cảm ứng như máy tính bảng và máy tính tất‑cả‑trong‑một (all‑in‑one). Bạn có thể chọn phím bằng chuột hoặc bằng cách chạm các phím trên màn hình cảm ứng.

Kiểu kết nối bàn phím

Bàn phím có thể được kết nối với máy tính của bạn bằng cáp (có dây) hoặc dùng tín hiệu không dây (không dây).
Có dây
Bàn phím có dây được kết nối với máy tính bằng cáp (thường là USB) và không yêu cầu có thêm nguồn điện, như pin.
Không dây
Bàn phím không dây dùng Tần số vô tuyến (RF) hoặc Bluetooth (BT) để kết nối với máy tính. Điều này sẽ làm giảm sự vướng víu của dây cáp và cho phép bạn sử dụng bàn phím linh hoạt từ một vị trí thoải mái hơn cách máy tính trong phạm vi vài mét. Các bàn phím này yêu cầu phải có pin để hoạt động.
Bàn phím dùng công nghệ RF thường được gửi kèm một thiết bị nhận, bạn phải kết nối thiết bị nhận này với máy tính của mình. Bàn phím Bluetooth có thể ghép cặp với card Bluetooth gắn sẵn hoặc bộ chuyển đổi Bluetooth gắn ngoài.
24 Bàn phím

Thẻ Dịch Vụ và Mã Dịch Vụ Nhanh

Bạn có thể tìm thấy Thẻ Dịch Vụ và Mã Dịch Vụ Nhanh cho máy tính của mình bằng một trong những cách sau:
• Nhãn trên máy tính hoặc máy tính bảng
• Ô xếp SupportAssist trên máy tính của bạn. Để biết thêm thông tin, hãy xem "Dell SupportAssist".
• Trang web hỗ trợ của Dell tại www.dell.com/support
• Chương trình thiết lập BIOS

Định vị nhãn trên máy tính của bạn

Máy tính xách tay — Mặt dưới máy tính xách tay dưới nhãn hệ thống hoặc trong hộc pin
Máy tính bàn — Mặt sau hoặc phía trên khung máy tính Máy tính bảng — Mặt sau hoặc phía dưới máy tính bảng
GHI CHÚ: Để biết vị trí cụ thể của nhãn trên thiết bị, hãy xem Hướng dẫn Sử dụng nhanh đi kèm theo máy tính hoặc tham khảo tại
www.dell.com/support.

Trang web hỗ trợ của Dell

1. Truy cập vào www.dell.com/support.
2. Nhấp hoặc nhấn Detect Product (Dò sản phẩm) và làm theo các hướng
dẫn trên màn hình.

Chương trình thiết lập BIOS

1. Bật (hoặc khởi động lại) máy tính.
2. Khi logo DELL hiển thị, hãy chờ dòng nhắc F2 xuất hiện và nhấn F2 ngay
lập tức để vào chương trình thiết lập BIOS.
GHI CHÚ: Dòng nhắc F2 chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nếu bỏ lỡ dòng nhắc, chờ máy tính khởi động trên màn hình, sau đó tắt máy và thử lại.
3. Điều hướng đến tab Main (Chính) và tìm Service Tag (Thẻ Dịch Vụ). Để biết thêm thông tin về chương trình thiết lập BIOS, hãy xem Sách
Hướng dẫn Bảo trì cho máy tính của bạn tại www.dell.com/support.
Thẻ Dịch Vụ và Mã Dịch Vụ Nhanh 25

Thiết bị lưu trữ

Thiết bị lưu trữ cho phép bạn lưu dữ liệu để sử dụng sau này. Thiết bị lưu trữ có thể là thiết bị trong hoặc thiết bị ngoài. Hầu hết thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ dữ liệu cho đến khi bạn xóa thủ công dữ liệu. Các thiết bị lưu trữ có thể là ổ đĩa cứng HDD, ổ đĩa cứng SSD, ổ đĩa quang, ổ đĩa flash, v.v...

Thiết bị lưu trữ gắn trong

Thiết bị lưu trữ gắn trong được lắp đặt bên trong máy tính của bạn và thường không thể gỡ bỏ khi máy tính đang bật. Thiết bị lưu trữ trong phổ biến nhất là HDD và SSD.
HDD và SSD dùng giao diện SATA để truyền thông tin. SSD cũng tương đương về mặt vật lý với HDD, điều này giúp chúng tương thích với các máy tính hiện có.
HDD có các phiến đĩa, trong khi SSD có bộ nhớ flash. Điều này giúp SSD hoạt động nhanh hơn, êm hơn, có hiệu quả về năng lượng và chống sốc.

Thiết bị lưu trữ tháo lắp được

Thiết bị lưu trữ mà bạn có thể tháo khỏi máy tính mà không cần phải tắt máy thường được gọi là thiết bị lưu trữ tháo lắp được. Các thiết bị lưu trữ di động thường dùng là:
• Đĩa quang
• Thẻ nhớ
• Ổ đĩa flash
• Ổ đĩa cứng ngoài
Đĩa và ổ đĩa quang
Máy tính của bạn có thể hỗ trợ ổ đĩa DVD RW hoặc ổ đĩa kết hợp giữa DVD RW và Blu‑ray. Đĩa quang có thể là đĩa chỉ đọc, ghi một lần hoặc có thể ghi lại.
Một số loại ổ đĩa phổ biến là:
• Đầu ghi Blu‑ray — Đọc và ghi vào đĩa Blu‑ray, DVD và CD.
• Ổ đĩa kết hợp đầu đọc Blu‑ray + DVD RW — Đọc đĩa Blu‑ray. Đọc và ghi vào DVD và CD.
• DVD RW — Đọc và ghi đĩa DVD và CD.
26 Thiết bị lưu trữ
Thẻ nhớ
Thẻ nhớ, hay còn gọi là thẻ phương tiện hoặc thẻ flash, dùng bộ nhớ flash để lưu dữ liệu. Các thẻ nhớ này có thể ghi lại, có tốc độ nhanh và lưu giữ dữ liệu ngay cả khi mất nguồn. Chúng thường được dùng trong các thiết bị như camera kỹ thuật số, điện thoại di động, thiết bị truyền thông, bảng điều khiển game, v.v... Máy tính của bạn có thể có đầu đọc thẻ nhớ để đọc và ghi các thẻ này.
Một số loại thẻ nhớ phổ biến là:
Thẻ nhớ SD /Thẻ nhớ SD dung lượng cao (SDHC)
Thẻ SD dung lượng mở rng (SDXC) [thẻ có Tốc đ siêu cao (UHS)]
Thẻ nhớ miniSD
Thẻ nhớ đa phương tiện (MMC)
Thẻ MultiMedia plus (MMC+)
Thẻ MultiMedia Card (MMC) di đng
Thẻ nhớ RS MMC
Thiết bị lưu trữ 27
Thẻ nhớ Extreme Digital (xD)
Thẻ nhớ Memory Stick XC (MSXC)
Thẻ nhớ Compact Flash I , II/Compact Flash MD
Thẻ nhớ Memory Stick Duo
Thẻ nhớ Memory Stick Pro Duo
Thẻ nhớ Memory Stick Pro-HG Duo
Thẻ nhớ Memory Stick (MS)/Memory Stick Pro (MS Pro)
Thẻ nhớ Smart Media/Smart Media XD
28 Thiết bị lưu trữ
Loading...
+ 65 hidden pages